Thực tế thời gian qua, đa số các ý kiến phản biện của đảng viên và nhân dân đã được các tổ chức, cơ quan của Đảng, Nhà nước ta trân trọng tiếp thu. Tuy nhiên, vẫn còn có những ý kiến phản biện không mang tính chất xây dựng mà là suy diễn, quy chụp, lợi dụng phản biện để xuyên tạc, bôi nhọ đồng chí, đồng đội, thậm chí phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân.
Việc
kiểm soát quyền lực, “nhốt quyền lực trong lồng cơ chế” như Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng nhấn mạnh là hết sức cần thiết. Để giám sát và kiểm soát quyền lực,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để “Dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Đảng khuyến khích Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và từng người
giám sát, phản biện xã hội. Pháp luật Việt Nam cũng đã tạo ra những hành lang
pháp lý, những cơ sở pháp lý quan trọng để mọi thành viên trong xã hội đều có
thể tham gia phản biện xã hội trước những quyết sách quan trọng của quốc gia dân
tộc. Tất cả các đạo luật trước khi được Quốc hội thông qua đều được đưa ra công
khai xin ý kiến đóng góp, phản biện của nhân dân. Rất nhiều ý kiến phản biện,
góp ý đã được các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, đơn vị, cơ quan… tiếp
thu và được thể chế hóa vào các chủ trương, chính sách.
Tuy
nhiên, trên thực tế vẫn còn có những ý kiến phản biện không mang tính chất xây
dựng mà là suy diễn, quy chụp, lợi dụng phản biện để xuyên tạc, bôi nhọ đồng
chí, đồng đội; nói xấu Đảng, Nhà nước.
Đại
hội chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025 đang diễn ra tại một số địa phương, cơ quan,
đơn vị doanh nghiệp, bên cạnh những ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện, vào
phương hướng nhân sự mang tính xây dựng, đã có những “ý kiến phản biện”, “thư
góp ý”, “thư phản ánh”, “ý kiến tâm huyết”, “tâm thư”, “bản kiến nghị”... của
đảng viên và quần chúng gửi đến các cơ quan chức năng bày tỏ băn khoăn về ứng
cử viên này, ứng cử viên nọ. Đáng chú ý trong số các đơn, thư tố cáo, kiến
nghị, góp ý có cả một số chứa đựng thông tin không đúng sự thật. Điều đáng tiếc
là một số người nhẹ dạ cả tin đã vô tình mắc vào những cái “bẫy” này. Lợi dụng
về quyền dân chủ trong các cuộc họp, trong việc góp ý với các tổ chức đảng, các
cơ quan quản lý nhà nước, không ít người thổi phồng, xuyên tạc, bịa đặt nhằm
bôi nhọ thanh danh, uy tín của đồng chí, đồng đội, lãnh đạo các cấp, các cơ
quan, tổ chức đảng, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; gây hoài nghi, hoang mang
trong dư luận, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng và chế độ.
Nguy
hiểm hơn, một số đối tượng vì tư lợi hẹp hòi và động cơ chính trị lại lợi dụng
danh nghĩa phản biện để gieo rắc thù hận và chia rẽ mối đoàn kết trong nội bộ
từng cơ quan, đơn vị. Đã có không ít vụ việc lấy danh nghĩa phản biện, các cá
nhân đã đưa lên báo chí hoặc mạng xã hội nội dung không đúng sự thật, thiếu
công tâm, phản biện sai lệch, kéo theo nhiều hậu quả khôn lường cho cá nhân,
tập thể, địa phương bị phản ánh. Những hiện tượng đó đã được các đối tượng thù
địch lợi dụng để nói xấu Đảng, nói xấu chế độ.
Trên
mạng xã hội gần đây cũng đã xuất hiện tình trạng một số người lợi dụng danh
nghĩa phản biện xã hội để châm chọc, đả kích, đường lối, chủ trương, chính
sách, giải pháp đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Có cán bộ, đảng viên thoái hóa
biến chất lợi dụng việc phản biện xã hội để đưa lên mạng xã hội những thông tin
lệnh lạc, trái với quan điểm của Đảng, Nhà nước ta. Từ phản biện chuyển thành
phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân là vấn đề đáng báo động.
Để
ngăn chặn tình trạng phản biện chuyển hóa thành phản bội, trước hết, các cơ
quan, đơn vị cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục. Cần công khai, minh
bạch các thông tin liên quan đến cơ quan, đơn vị mình, nhất là về những chủ
trương, chính sách trong giải quyết các vấn đề bức xúc của quần chúng nhân dân.
Không nên để những thông tin giả, tin đồn thất thiệt lan truyền và hoành hành
trong cộng đồng xã hội rồi mới tìm cách khắc phục theo kiểu “chạy theo” tình
hình.
Các
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý nội bộ, kịp thời
đấu tranh và xử lý đối với những cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có
biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa”; kịp thời phát hiện, ngăn chặn những phần tử cơ hội, bất mãn
chính trị đưa ra thông tin tuyên truyền chống phá, xuyên tạc, hạ thấp vai trò
lãnh đạo của Đảng.
Mỗi
người cũng cần nhận thức đúng đắn các thông tin được goi là “phản biện” để
tránh biến mình thành “con rối”, tiếp tay cho kẻ xấu trục lợi./.
Đăng nhận xét