Khi đã nắm hàng tỷ người dùng trong tay, Google hay Facebook có vẻ sẵn sàng đối đầu với các chính phủ các nước để thể hiện quyền lực và bảo vệ lợi ích ngày càng lớn của mình.
Các
nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới hiện nay như Facebook, Twitter, Youtube…
ra đời trong khoảng thời gian những năm từ 2004 đến 2010, là giai đoạn Internet
đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Đến giai đoạn từ những 2010 trở về sau, khi
thị trường smartphone "bùng nổ" giúp cho mạng xã hội tiếp cận người
dùng trên toàn cầu một cách dễ dàng hơn.
Facebook
và nhiều nền tảng mạng xã hội khác ngày nay đã trở thành một phần không thể
thiếu trong cuộc sống hằng ngày của đại bộ phận người dân trên toàn thế giới.
Không chỉ là nơi để kết nối bạn bè, người thân… các nền tảng mạng xã hội khác
dường như đã trở thành "bạn thân" của nhiều người dùng Internet, khi
họ có thể chia sẻ mọi tâm sự, những câu chuyện vui, buồn, kỷ niệm, thông tin cá
nhân hay quan điểm chính trị… lên các nền tảng mạng xã hội.
Mạng
xã hội cũng dần trở thành một nguồn cung cấp thông tin thay thế cho các kênh
thông tin truyền thống, khi các nội dung được chia sẻ lên mạng xã hội có khả
năng lan tỏa rộng và nhanh chóng đến lượng người dùng đông đảo.
Với
hơn 2,7 tỷ người dùng tích cực, tương đương với 34,6% dân số trên toàn cầu,
Facebook hiện là mạng xã hội lớn nhất thế giới. Các nền tảng mạng xã hội khác
như Youtube, Twitter, Snapchat… cũng có vài trăm triệu đến 2 tỷ người dùng tích
cực. Những con số này cho thấy các nền tảng mạng xã hội này có mức độ phổ cập
rộng lớn đến chừng nào.
Đó
là lý do các thông tin được chia sẻ trên các nền tảng mạng xã hội có thể lan
truyền một cách nhanh chóng và tiếp cận một lượng rất lớn người dùng. Chính
những điều này đã tạo nên một "quyền lực vô hình" cho các nền tảng
mạng xã hội, khi các thế lực có thể lợi dụng mạng xã hội để định hướng và dẫn
dắt dư luận theo ý mình.
Không
chỉ là một công cụ kết nối mọi người như mục đích ban đầu khi mới được sinh ra,
giờ đây, các nền tảng mạng xã hội được sử dụng như một công cụ chính trị, thậm
chí có thể làm ảnh hưởng đến cả vận mệnh của một đất nước.
Cách
đây hơn 4 năm, khi cuộc chạy đua vào Nhà trắng của 2 ứng viên tổng thống Mỹ là
bà Hillary Clion và ông Donald Trump đang ở giai đoạn nước rút và gay cấn. Mạng
xã hội đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc lôi kéo phiếu bầu của
những cử tri trung lập tại Mỹ, những người vẫn chưa quyết định tấm phiếu của
mình cho ứng cử viên tổng thống nào.
Theo
một báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường EzyInsights vào thời điểm đó, ông
Donald Trump đã có cách tiếp cận đến cử tri trên mạng xã hội Facebook và
Twitter hiệu quả hơn so với đối thủ Hillary Clinton. Không chỉ vậy, bà Hillary
Clinton còn thất bại trong việc kiểm soát các tin tức giả mạo liên quan đến
mình được lan truyền trên mạng xã hội trong giai đoạn nước rút.
Nhiều
tin đồn, các câu chuyện sai sự thật về việc gia đình bà Hillary Clinton phạm
tội giết người hay Huma Abedin, Phó chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà
Clinton, là một tên khủng bố... được lan truyền nhanh chóng trên Facebook vào
thời điểm đó, đã lập tức gây nên một làn sóng tức giận và phản đối nhằm vào bà
Clinton, bất chấp những sự bác bỏ của các hãng tin có uy tín. Điều này đã làm
ảnh hưởng lớn đến quyết định của nhiều cử tri Mỹ. Chính chiến thắng trên mạng
xã hội đã góp phần không nhỏ vào chiến thắng cuối cùng của ông Donald Trump và
đưa ông trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Tuy
nhiên, trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng ở nhiệm kỳ thứ 2, cũng chính mạng xã
hội đã góp phần khiến ông Trump "ngã ngựa". Các chiến dịch vận động
tranh cử trên mạng xã hội của ông Trump không còn hiệu quả như trước, nhiều
thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh được ông Trump chia sẻ lên mạng xã
hội cũng đã góp phần làm giảm đi uy tín của ông và làm ảnh hưởng đến lá phiếu
của các cử tri. Đặc biệt, sự "quay lưng" của các nền tảng mạng xã hội
vào giai đoạn cuối nhiệm kỳ của tổng thống Trump, khi hàng loạt các mạng xã hội
lớn như Facebook, Twitter, Youtube… đều khóa tài khoản của ông, cho thấy tổng
thống Trump đã làm "mất lòng" ban lãnh đạo của các nền tảng mạng xã
hội này như thế nào và có vẻ như việc không thể tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống
thứ 2 là hệ quả tất yếu của điều đó.
Nói
đến sức mạnh và tầm ảnh hưởng to lớn của mạng xã hội không thể không nhắc đến
phong trào "Mùa xuân Ả rập", diễn ra vào cuối năm 2010, với một làn
sóng biểu tình lan rộng trên khắp các quốc gia Ả rập và Bắc Phi, dẫn đến những
cuộc bạo loạn, lật đổ chính quyền và nội chiến kéo dài đến tận ngày nay.
Các
nền tảng mạng xã hội đã đóng một vai trò quan trọng trong việc lôi kéo, tổ chức
các cuộc biểu tình và chống đối trên một phạm vi và quy mô rộng lớn. Các hình
ảnh, video hay các nội dung phát trực tiếp được chia sẻ trên các nền tảng mạng
xã hội đã giúp những người đứng đầu các cuộc biểu tình lôi kéo được người tham
gia biểu tình một cách dễ dàng hơn. Phần lớn những người tham gia các cuộc biểu
tình tại Ai Cập hay Syria… cho biết họ đã sử dụng Facebook để hưởng ứng các lời
kêu gọi biểu tình.
Hậu
quả của "mùa xuân Ả rập" là nhiều nền kinh tế bị tàn phá, nhiều cuộc
nội chiến kéo dài đến ngày nay và một làn sóng người tị nạn chạy trốn khỏi
những khu vực bị tàn phá bởi chiến tranh. Nhiều cuộc biểu tình, bạo loạn với
quy mô lớn, nhỏ trên khắp thế giới cũng cho thấy vai trò của các nền tảng mạng
xã hội.
Từ
những ví dụ kể trên, không quá khi nói rằng các nền tảng mạng xã hội đang nắm
giữ một "quyền lực vô hình" nhưng rất khủng khiếp, mà người nắm giữ
được mạng xã hội có thể lèo lái được dư luận và điều khiển được đám đông đi
đúng theo ý mình.
Với
đôi cánh gồm Dữ liệu lớn và Trí tuệ nhân tạo, họ sẽ tiếp tục mở rộng đường biên
và sức mạnh. Họ đang trên đường trở thành những quốc gia vô hình có quyền lực
mềm mà chúng ta chưa biết giới hạn ở đâu, khi mà các nền tảng đang lấn sân sang
mảng thanh toán của các nhà băng, hẹn hò, môi giới kinh doanh, rao vặt, bán
hàng trực tuyến… và các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào dữ liệu – thứ được
coi là vàng trong kỷ nguyên số.
Quyền
lực luôn đi kèm với nguy cơ lạm dụng nó. Chỉ bằng những dòng code, những cú
click chuột, các thuật toán, Google, Facebook có thể quyết định hiển thị hay
không hiển thị cái gì trên màn hình của bạn. Họ có xu hướng cung cấp nhiều hơn
những thứ mà họ cho rằng bạn muốn thấy và nên thấy, nhưng không luôn là những
gì bạn cần.
Khi
đã nắm hàng tỷ người dùng trong tay, Google hay Facebook có vẻ sẵn sàng đối đầu
với các chính phủ để thể hiện quyền lực và bảo vệ lợi ích ngày càng lớn của
mình. Google mới đây dọa cắt các dịch vụ liên quan đến tìm kiếm khi Australia
lên kế hoạch bảo vệ các công ty truyền thông nội địa. Facebook thẳng tay chặn
mọi tin bài từ các báo mạng của nước này khi chính phủ muốn chia sẻ lợi nhuận
từ quảng cáo. Còn vô số các trường hợp tranh cãi khác khi quyền lực mềm đã can
thiệp vào các hoạt động kinh tế hay chính trị của các quốc gia. Phải nói thêm
rằng thứ quyền lực này thậm chí nguy hiểm đến mức ngay chủ nhân của chúng đôi
khi cũng không thể kiểm soát hết, chỉ một sai sót cũng dẫn đến sự biến động xã
hội. Khi Facebook muốn “cảnh cáo” chính phủ Australia bằng cách chặn các tin
tức của báo chí nước này, họ đồng thời vô tình chặn các thông tin quan trọng về
từ thiện, y tế tới những người cần.
Cuộc
chiến giữa những quốc gia hữu hình và quốc gia vô hình – không có đường biên
trên mạng – rất có thể quyết định nhiều thứ với loài người. Không phải ngẫu
nhiên mà khi bất kỳ một quốc gia xảy ra biến động nào về chính trị, việc đầu
tiên mà nhà nước cầm quyền thực hiện đó là chặn mọi kết nối đến các nền tảng
mạng xã hội trên phạm vi quốc gia của mình. Đây là một giải pháp để hạn chế
việc "con quái vật" mạng xã hội bị sử dụng sai cách.
Điều
gì có thể kiềm chế những thế lực mạng của thế giới hôm nay bớt lạm dụng “trò
chơi quyền lực”? Các nhà hoạch định chính sách toàn cầu đang quan tâm đến câu
hỏi này. Nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Mỹ và các nước châu Âu, từ
lâu cũng đã nhận thấy "quyền lực vô hình" của các nền tảng mạng xã
hội và đang tìm những giải pháp để kiềm chế sức mạnh đó.
Ngoài
Trung Quốc và Triều Tiên đã thể hiện thái độ cứng rắn từ đầu, Australia vừa có
động thái “san bằng sân chơi”, buộc Google và Facebook trả tiền nếu muốn hiển
thị nội dung tin tức của truyền thông nước này.
Cuộc
chiến có lẽ chỉ mới manh nha. Các nước Châu Âu cũng đã và đang có những hành
động nhằm hạn chế quyền lực mềm cũng như bảo vệ dữ liệu của người dân. Giới
chức Mỹ đã mở điều trần với Google, Facebook, Amazon nhằm điều tra sự lạm dụng
quyền lực trên thị trường trực tuyến. Đã không ít lần, Chính phủ Mỹ muốn chia
tách Facebook để giảm tầm ảnh hưởng của mạng xã hội này. Trong khi đó, chính
phủ các nước Châu Âu cũng tìm các giải pháp để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của
Facebook, như yêu cầu kiểm duyệt gắt gao các thông tin được chia sẻ lên
Facebook và sẽ phạt nặng nếu Facebook không chịu gỡ bỏ các nội dung theo yêu
cầu của chính phủ các nước này.
Các
quốc gia cũng đang ráo riết xây dựng các bộ luật gắt gao hơn để kiểm soát tầm
ảnh hưởng của Facebook và các nền tảng mạng xã hội. Nhiều giải pháp cũng đã
được không ít các quốc gia đưa ra và áp dụng, như yêu cầu đặt máy chủ chứa dữ
liệu người dùng của các quốc gia đó tại nước sở tại hoặc yêu cầu Facebook gỡ bỏ
các nội dung sai sự thật, thông tin giả mạo liên quan đến các quốc gia đó…
Mới
đây, dẫn nguồn tin từ một tòa án ở Moscow (Nga), hãng thông tấn Interfax cho
biết nhà chức trách đang kiện 5 nền tảng truyền thông vì không tuân thủ lệnh
của chính quyền xóa các bài đăng kêu gọi trẻ em tham gia biểu tình phi pháp.
Được biết, 5 nền tảng truyền thông liên quan đến vụ kiện bao gồm Google,
Facebook, Twitter, TikTok và Telegram. Theo đó, các "ông lớn" Twitter,
Google, Facebook sẽ đối mặt với 3 vụ kiện riêng với mức phạt lên đến 4 triệu
rúp (khoảng 54.000 USD). Hai nền tảng còn lại cũng chịu chung số phận tương tự.
Các vụ kiện này diễn ra trong bối cảnh nổi lên phong trào biểu tình toàn quốc
nhằm kêu gọi giới chức Nga trả tự do cho chính khách đối lập Alexei Navalny,
phản đối việc ông bị bắt giam khi vừa đặt chân xuống sân bay ngày 17.1. Những
người ủng hộ ông Navalny cho rằng bản án của ông bị che đậy vì lý do chính trị,
nhưng chính quyền Nga phủ nhận thông tin này. Luật pháp Nga quy định mức phạt
dành cho các mạng xã hội trong trường hợp này là từ 800.000 - 4 triệu rúp. Nga
áp dụng án phạt tù 3 năm cho trường hợp kêu gọi trẻ em dưới 18 tuổi tham gia
biểu tình.
Ở
Việt Nam, từ chính dữ liệu của Facebook, Việt Nam có khoảng 70 triệu người sử
dụng mạng xã hội này. Con số rất đáng nói, vì nó chiếm hơn 70% dân số. Có thể
nói, Facebook và Google đã trở thành những “đế chế” không biên giới nhưng đông
dân nhất và ảnh hưởng lớn tới hành vi con người.
Việt
Nam đang đứng thứ bảy trong bảng tổng sắp về số người dùng Facebook trên toàn
cầu. Không thể phủ nhận những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc giảm thiểu
sự lộn xộn của không gian mạng, cũng như ngăn chặn tin giả, thông tin xấu hay
rà soát chính sách thuế trên các nền tảng xuyên quốc gia, nhưng có lẽ là chưa
đủ.
Câu
hỏi không thể lờ đi ở đây: liệu các chính sách hiện nay của chúng ta đã đủ để
bảo vệ quyền lợi và sự riêng tư cho người dùng là công dân, các doanh nghiệp và
cả Chính phủ?
Một
đường đi nước bước rõ ràng hơn, nhanh hơn nhưng không ngược lại sự tiến bộ của
loài người là nhu cầu có thật để đảm bảo sự hài hòa giữa quyền lợi, trách nhiệm
của các nền tảng mạng với lợi ích của cộng đồng, bảo vệ công dân và nguồn tài
nguyên mạng của quốc gia ngay từ bây giờ. Nhấn mạnh cụm từ “bây giờ”, bởi các
nền tảng số mỗi ngày đều đã tinh vi hơn chính nó của hôm qua.
Nhưng
trước hết, mỗi người dùng Internet cũng có thể trở thành một "chiến
sĩ" để chống lại con "quái vật" mang tên mạng xã hội bằng cách
sử dụng các nền tảng mạng xã hội một cách có trách nhiệm. Việc tỉnh táo trước
các thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội và hạn chế chia sẻ các thông tin
giả mạo, sai sự thật… cũng đã góp phần giúp cho môi trường mạng xã hội trở nên
"sạch" hơn./.
St
Đăng nhận xét