Thời gian vừa qua, Lê Trọng Hùng (sinh năm 1979, trú tại số nhà 9a, ngõ 325, đường Kim Ngưu, phường Thanh Lương, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) và Trần Quốc Khánh (sinh năm 1960, quê quán xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn, Ninh Bình, thường trú tại nhà Z8, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) lần lượt bị Công an TP Hà Nội và Công an tỉnh Ninh Bình bắt về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Ngay
lập tức, các hãng truyền thông phương Tây và nhà đài hải ngoại như RFA, BBC… đã
biên tập các bài viết xuyên tạc như: “Người thứ hai tự ứng cử đại biểu Quốc hội
bị bắt vì cáo buộc tán phát tài liệu chống Nhà nước”; một số trang mạng phản
động, nhất là "Việt Tân" đã tiếp tục tấu lên khúc nhạc “ứng viên độc
lập bị bắt, bị trù dập”...; cho rằng đối tượng Hùng và Khánh bị bắt vì dám “đại
nghịch” ra ứng cử đại biểu Quốc hội. Đồng thời xuyên tạc rằng Nhà nước Việt Nam
đang mở một chiến dịch trấn áp để ngăn chặn những “ứng viên độc lập” vào Quốc
hội, chứng tỏ bầu cử Quốc hội không công bằng, công khai, minh bạch…
Để
vạch trần bộ mặt gian xảo, lấp liếm của các trang báo, đài phản động trên, Góc
nhìn người Đà Lạt xin cùng với độc giả làm rõ các vấn đề sau:
1.
NHỮNG KẺ NHƯ LÊ TRỌNG HÙNG VÀ TRẦN QUỐC KHÁNH CÓ VI PHẠM PHÁP LUẬT KHÔNG? CÓ
OAN SAI KHÔNG?
THỨ
NHẤT, Hùng và Khánh đương nhiên có vi phạm phạm pháp luật với hành vi
"Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm
nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại Điều
117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể:
ĐỐI
VỚI HÙNG: Theo cơ quan chức năng, đối tượng Hùng (thường gọi là “Hùng gàn”)
từng tham gia tổ chức “Phong trào chấn hưng nước Việt”, một tổ chức phản động
chống chính quyền từ những năm 2018 và là một trong những đối tượng cầm đầu tổ
chức này. Hùng là nhân vật chủ chốt trong việc lợi dụng dịch vụ chia sẻ video
để lập ra các kênh tuyên truyền chống Nhà nước trên không gian mạng như “Tiếng
dân TV”, “Chấn hưng TV”… Đặc biệt, đối tượng Hùng móc nối, câu kết với các đối
tượng chống đối khác như Lê Dũng Vova lập ra và sử dụng kênh CHTV và đăng tải
rất nhiều chương trình có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước. Những hành động
chống phá vi phạm pháp luật của Hùng “gàn” đã diễn ra trong một quá trình và là
vi phạm có hệ thống, trước khi Hùng ra tự ứng cử rất nhiều. Thế nên không thể
xuyên tạc rằng Hùng bị bắt vì dám ra tự ứng cử được.
ĐỐI
VỚI KHÁNH: Từ cuối năm 2018 đến 2020, đối tượng Khánh về quê sinh sống tại xóm
5B, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn. Tại đây, Khánh thường xuyên sử dụng facebook
cá nhân đăng, phát livestream các video thông tin xuyên tạc, bịa đặt đối với
chính quyền; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, nhằm chống
phá Nhà nước. Công an tỉnh Ninh Bình đang tiếp tục củng cố tài liệu, chứng cứ
để sớm xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
THỨ
HAI, việc đối tượng Hùng và Khánh bị bắt chẳng có gì oan sai cả. Bởi kể cả có
ứng cử đại biểu Quốc hội thì vẫn là một công dân và đã vi phạm pháp luật thì
phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Nhà nước có muốn trấn áp cũng chẳng
được, nếu cá nhân đó không vi phạm pháp luật.
2.
HAI ĐỐI TƯỢNG TRÊN VI PHẠM PHÁP LUẬT TỪ BAO GIỜ? CÓ PHẢI ĐẾN LÚC ỨNG CỬ ĐẠI
BIỂU QUỐC HỘI MỚI VI PHẠM KHÔNG?
Theo
cơ quan chức năng, hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng Hùng và Khánh đã
diễn ra vài ba năm rồi chứ không phải đến thời điểm tự ứng cử đại biểu Quốc hội
mới vi phạm. Chẳng qua Công an phải thu thập, củng cố tài liệu chứng cứ để
chứng minh hành vi vi phạm pháp luật là ĐÚNG NGƯỜI, ĐÚNG TỘI. Thế nên bọn “dân
chủ cuội” lu loa, kêu gào rằng các đối tượng trên bị bắt vì là “ứng viên độc
lập” thì rất vô lý bởi không phải đến lúc này hai đối tượng trên mới vi phạm.
Nếu đối tượng Hùng và Khánh không ra tự ứng cử thì cũng bị pháp luật xử lý theo
đúng quy định. Có lẽ, đối tượng Hùng và Khánh chắc cũng dự liệu trước được câu
chuyện có khả năng một ngày mình bị pháp luật sờ gáy nên cố tình ra tự ứng cử
để nếu có bị XÍCH thật thì vẫn tạo cớ cho các đối tượng khác tuyên truyền chống
phá mà thôi. Chứ ngữ này thì chắc chắn không vượt qua được vòng gửi xe.
KẾT
LUẬN: Chỉ cần qua hai vấn đề trên, rõ ràng chẳng có gì bất ngờ quanh chuyện đối
tượng Hùng và Khánh bị bắt cả.
Liên
quan đến việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, như Góc nhìn Người Đà Lạt đã đưa tin
tại địa phương Lâm Đồng thời gian qua cũng xuất hiện một số cá nhân VI PHẠM
PHÁP LUẬT, KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN nhưng vẫn tham gia tự ứng cử đại biểu Quốc hội.
Trong đó điển hình là Phạm Thế Lực, có HKTT tại thôn Lạc Viên B , xã Lạc Xuân,
huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng (theo đánh giá của hàng xóm láng giềng của Lực
thì Lực là “một thằng tép riu”, có nhân phẩm vứt đi – Góc nhìn người Đà Lạt sẽ
có bài viết phản ánh cụ thể về đối tượng này) lại bày trò viết đơn ứng cử đại
biểu Quốc hội và chụp ảnh khoe lên mạng xã hội. Tuy nhiên đối chiếu đối với tất
cả các tiêu chuẩn của một đại biểu Quốc hội (theo quy định, người ứng cử đại
biểu Quốc hội phải đáp ứng được các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội quy định
tại Luật Tổ chức Quốc hội, cụ thể là Điều 2 Luật số 57/2014/QH13 ban hành ngày
20/11/2014), Lực chắc chắn cũng BỊ LOẠI TỪ VÒNG GỬI XE.
Vẫn
biết rằng ứng cử và tự ứng cử là quyền của công dân và không bị hạn chế. Người
được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử đều có quyền lợi như nhau và các cơ quan
Nhà nước có trách nhiệm tạo điều kiện cho họ tham gia. Tuy nhiên, cần biết thêm
đại biểu Quốc hội là người được nhân dân trực tiếp bầu ra, là người đại diện
cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực
Nhà nước trong Quốc hội. Vì vậy, vì lợi ích quốc gia, dân tộc hãy giành vị trí
đại biểu Quốc hội cho những người thật sự xứng đáng.
St
Đăng nhận xét