Liên quan đến sự xuất hiện của hơn 220 tàu cá Trung Quốc (TQ) tại đá Ba Đầu thuộc cụm Sinh Tồn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Bắc Kinh đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ không chỉ từ Việt Nam mà còn cộng đồng quốc tế.
Sau
khi phát hiện hàng trăm tàu TQ xuất hiện ở đá Ba Đầu, thuộc cụm Sinh Tồn ở quần
đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt
Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định TQ đã vi phạm chủ quyền Việt Nam, đồng thời yêu
cầu TQ chấm dứt việc vi phạm này.
Đá
Ba Đầu là một rạn san hô hình chữ V có tổng diện tích khoảng 10km2, chỉ nổi lên
khỏi mặt nước khi triều xuống thấp. Đá này nằm cách đảo Sinh Tồn Đông của Việt
Nam dưới 10 hải lý.
Do
vậy, theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, điểm có mực
nước triều thấp nhất trên đá này có thể được sử dụng để vẽ đường cơ sở cho đảo
Sinh Tồn Đông. Nói cách khác, đá này là một phần của đảo Sinh Tồn Đông và do
vậy, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Vùng
biển nằm phía trong đá này là nội thủy của Sinh Tồn Đông và vùng biển rộng 12
hải lý bao quanh đá này và đảo Sinh Tồn Đông cũng như các bãi ngầm xung quanh
khác là lãnh hải của Sinh Tồn Đông. Theo quy định của UNCLOS, tàu thuyền TQ
không được vào và neo đậu trong đá này nếu không có sự cho phép của Việt Nam.
Trong
lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông, tàu thuyền của TQ và các quốc gia khác chỉ được
đi qua không gây hại chứ không được phép neo đậu. Như vậy, việc tàu cá TQ neo
đậu tại khu vực này là trái với quy định của luật pháp quốc tế.
Sự
kiện TQ chiếm đoạt bãi cạn Scarborough vào năm 2012 từ tay Philippines. Bản
chất các đội tàu cá của TQ là dân quân biển, tức là lực lượng có vũ trang đóng
vai ngư dân.
TQ
đã áp dụng chiến thuật “cải bắp”, trong đó có nhiều lớp tàu khác nhau: Tàu dân
quân biển, hải giám, hải cảnh và ngoài cùng là hải quân. Như vậy, ở đây không
chỉ có chuyện hàng trăm tàu đến Trường Sa chỉ để trú ẩn như Bắc Kinh nói.
Đây
là những tàu cá rất lớn, có khả năng chịu sóng gió tốt, có tốc độ di chuyển khá
nhanh và được trang bị các vũ khí cần thiết để tham gia hỗ trợ các tàu chấp
pháp của TQ bao vây, tấn công và tự vệ khi cần thiết.
Các
tàu này cũng được trang bị một số phương tiện đánh bắt cá nhưng nhiệm vụ chủ
yếu của các tàu này không phải là đánh bắt cá mà là tổ chức các hoạt động cưỡng
ép, bắt nạt, thậm chí đâm va các tàu cá và các tàu thực thi pháp luật hợp pháp
của các nước xung quanh Biển Đông hoạt động trong vùng biển của mình nhưng lại
“chồng lấn” với vùng biển “thuộc quyền tài phán” phi pháp nằm trong phạm vi
“đường lưỡi bò” hoặc “vùng biển liên quan” tới Tứ Sa mà TQ luôn rêu rao.
Như
vậy, việc hơn 220 tàu cá TQ neo đậu tại khu vực đá Ba Đầu thuộc quần đảo Trường
Sa là một hoạt động rất đáng nghi ngại. Việt Nam và các nước xung quanh Biển
Đông cần phải cảnh giác với sự kiện các tàu cá TQ neo đậu tại khu vực này vì
rất có thể TQ đang thực hiện một âm mưu làm thay đổi hiện trạng khu vực, thậm
chí chiếm đá Ba Đầu.
Cụm
đảo Sinh Tồn là một cụm đảo cực kỳ quan trọng vì nếu TQ chiếm được cụm đảo này,
TQ sẽ sử dụng cụm đảo này cùng với các đảo khác mà TQ chiếm giữ tạo thành một
thế liên hoàn, chia Biển Đông thành hai phần: Phía bắc và phía nam.
Mục
tiêu chiến lược của TQ khi muốn chiếm vùng này là dựa vào thế liên hoàn để
khống chế Biển Đông.
Nếu
chiếm đá Ba Đầu, TQ sẽ khống chế được cả cụm đảo, trong đó có Sinh Tồn Đông do
Việt Nam đang nắm giữ hợp pháp. Với sức mạnh hiện có, sau khi chiếm đá, TQ sẽ
quấy rối, ngăn trở các nước xung quanh Biển Đông khai thác, sử dụng tài nguyên
trong vùng biển của mình và tiến tới buộc các nước này phải chia sẻ tài nguyên
với TQ.
Rõ
ràng TQ đang lấn từng bước và duy trì chiến lược vùng xám, tức là tạo căng
thẳng nhưng không gây chiến tranh./.
Đăng nhận xét