Việt Nam hiện có 16 tôn giáo được công nhận và cấp đăng ký hoạt động với 43 tổ chức trực thuộc, hằng năm Việt Nam có hơn 8.000 lễ hội tín ngưỡng, tôn giáo thu hút sự tham gia đông đảo của các tín đồ và quần chúng nhân dân.
Những năm qua, để bảo đảm các tôn giáo hoạt động theo tín ngưỡng
và quy định của pháp luật, Nhà nước Việt Nam luôn tạo điều kiện thuận lợi cho
các cá nhân, tổ chức tôn giáo tiến hành các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế.
Qua đó, hoạt động của các tôn giáo ở Việt Nam cơ bản ổn định, đời sống tôn giáo
có nhiều chuyển biến sâu sắc, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được tôn trọng,
bảo đảm. Cơ quan chức năng làm tốt công tác hướng dẫn, quản lý, từng bước đưa
hoạt động tôn giáo đi vào nền nếp, đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo trong
khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tổ chức tôn giáo được công nhận, cấp đăng
ký hoạt động xây dựng và thực hiện đường hướng hành đạo phù hợp với văn hóa
truyền thống, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, có nhiều đóng góp vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Bên cạnh đó, chính sách nhất quán của Việt Nam về tôn giáo là
luôn tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, trong đó có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của người dân. Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Hiến
pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật của Việt Nam, theo đó, Điều 24 Hiến pháp
năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc
không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước
tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; không ai được xâm phạm tự
do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp
luật”. Không chỉ quy định trong Hiến pháp, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
mọi công dân ở Việt Nam còn được quy định chi tiết tại Điều 6 Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo năm 2016 như sau: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo
hoặc không theo một tôn giáo nào; Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín
ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học
tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo; mỗi người có quyền vào tu tại cơ
sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn
giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào
tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; chức sắc, chức việc,
nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ
sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác;…”
Đồng thời, Nhà nước Việt Nam có nhiều chủ trương, chính sách
quan tâm chăm lo nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của bà con giáo dân. Việc
giao quyền sử dụng đất để xây dựng, mở mang cơ sở đào tạo, thờ tự của các tôn
giáo luôn được chính quyền các địa phương ở Việt Nam quan tâm. Nhà nước Việt
Nam luôn chú ý đến công tác báo chí, tuyên truyền, in ấn, xuất bản đáp ứng yêu
cầu hoạt động của các tôn giáo. Bạn bè quốc tế khi đến Việt Nam đều dễ dàng
nhận thấy người dân có tín ngưỡng, tôn giáo sinh hoạt bình thường. Các lễ hội
của từng tôn giáo được tổ chức chu đáo tại các cơ sở thờ tự thu hút sự tham gia
đông đảo của người dân. Trong thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, nhất là trước các sự kiện lớn, những nhiệm vụ quan trọng của
đất nước, các tôn giáo ở Việt Nam luôn phát huy truyền thống tốt đẹp gắn bó
đồng hành cùng dân tộc, sống “tốt đời đẹp đạo”. Bằng tinh thần trách nhiệm với
Tổ quốc và nhân dân, các tôn giáo đã có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... Những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc
bảo đảm quyền con người, trong đó có bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
đều được cộng đồng quốc tế thừa nhận.
Thế nhưng mới đây, không hiểu vì lý do gì mà phía Hoa Kỳ tiếp
tục đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo. Đây là việc
làm đáng tiếc, thể hiện cái nhìn chủ quan, thiếu thiện chí, sai sự thật về tự
do tôn giáo ở Việt Nam và có lẽ mọi người dân Việt Nam sẽ thấy làm tiếc về
quyết định này của Hoa Kỳ. Đồng thời,
qua việc này mới thấy tuy Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập mối quan hệ Đối tác
chiến lược toàn diện nhưng có thể thấy dường như phía Hoa Kỳ vẫn không có cái
nhìn thay đổi đối với Việt Nam trên một số lĩnh vực đặc biệt là về vấn đề tôn
giáo. Do đó, mọi người dân theo hoặc không theo tôn giáo nào ở Việt Nam cần
phải có cái nhìn khách quan, toàn diện khi tiếp cận những thông tin về chủ
trương của Hoa Kỳ đối với tôn giáo ở Việt Nam để không hiểu sai hoặc ngheo theo
những lời xúi giục, kích động của các thế lực thù địch dẫn đến có những phản
ứng cực đoan về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn
giáo hiện nay.
Đăng nhận xét