1. Nhận diện những luận điệu kêu gọi đòi “đa nguyên, đa đảng” của các thế lực thù địch, phản động
Thực hiện Chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch, phản động tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng, đòi “đa nguyên, đa đảng” nhằm phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, đòi xoá bỏ quyền lãnh đạo của Đảng. Luận điệu này của các thế lực thù địch, phản động không phải là mới. Ngay khi bắt đầu thời kỳ đổi mới, các thế lực thù địch quốc tế và phản động trong nước đã thông qua các phương tiện truyền thông, báo chí, phát thanh như:Đài BBC, RFL, các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là mạng internet và truyền thông xã hội để xuyên tạc, chống phá Việt Nam. Họ tung ra các luận điệu cho rằng:
❗️Thứ nhất, sau khi mô hình XHCN hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, các thế lực thù địch phản động cho rằng nguyên nhân của sự kém phát triển là do sự lãnh đạo của một đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Vì vậy, để phát triển đất nước, Việt Nam cần thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; nếu duy trì chế độ độc đảng, sẽ đồng nghĩa với độc tài, sẽ cản trở quá trình phát triển đất nước. “Chúng đòi xóa bỏ điều 4 trong Hiến pháp về quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; quy kết rằng tình trạng khủng hoảng và đói nghèo ở Việt Nam hoàn toàn "là hậu quả của chính sách cai trị độc tài dựa trên chủ nghĩa Mác - Lênin mà Đảng Cộng sản áp đặt trên đất nước Việt Nam".
‼️Thứ hai, có một số ý kiến cho rằng chế độ một đảng là không dân chủ: “không có đa nguyên, đa đảng thì không bao giờ có dân chủ”; “đa đảng, đa nguyên là thành tố quan trọng nhất để xây dựng nên một quốc gia dân chủ”, và “đa đảng sẽ bảo đảm quyền làm chủ đất nước của nhân dân”, “chế độ dân chủ tư sản như nó đang tồn tại ở phương Tây là chế độ dân chủ cao nhất, là thiên đường vĩnh hằng, là mục tiêu cao nhất mà loài người đang đi tới”.
❗️‼️Thứ ba, có một số ý kiến cho rằng, trước kia ở Việt Nam cũng tồn tại đa đảng chính trị, cho nên, bây giờ tái lập đa đảng cũng là điều cần thiết và nên làm,phù hợp với xu hướng chung của thế giới; ngay cả Trung Quốc - một nước XHCN cũng thực hiện chế độ đa đảng.
‼️‼️Thứ tư, có những ý kiến cho rằng, Việt Nam đã chuyển sang kinh tế thị trường - tức là nền kinh tế vận động theo quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh. Với nhiều thành phần kinh tế, trong đó, có kinh tế tư nhân, thì không cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sự lãnh đạo của Đảng nhiều khi cản trở, làm "vướng chân" sự vận hành của kinh tế. “Kinh tế tư nhân không cần Đảng lãnh đạo; doanh nghiệp có vốn của nước ngoài có Đảng lãnh đạo đâu mà vẫn hoạt động có hiệu quả; còn doanh nghiệp nhà nước do Đảng lãnh đạo nên nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả thậm chí thua lỗ…
‼️❗️‼️Thứ năm, có ý kiến lấy cớ Đảng chủ trương đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện, để hội nhập ngày càng sâu rộng và hiệu quả, họ yêu cầu Việt Nam nên thực hiện “đa nguyên, đa đảng”. Đây là những luận điệu xuyên tạc nhằm chống phá chế độ XHCN ở Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là hành động phi lý và ngang ngược của các thế lực thù địch.
2. Phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
❗️Thứ nhất, sự sụp đổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu là do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân đa nguyên, đa đảng
Thành quả xây dựng CNXH ở Liên Xô, dưới sự lãnh đạo, cầm quyền duy nhất của một đảng trong hơn 70 năm xây dựng và phát triển là luận cứ sâu sắc nhất cả về lý luận và thực tiễn, những thành tựu đó đã được toàn nhân loại thừa nhận, nhất là những thành tựu trên các lĩnh kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học, giáo dục, quốc phòng - an ninh… Đến cuối thập niên 80 của thế kỷ XX, Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu rơi vào khủng hoảng và đi đến sụp đổ là do một số nguyên nhân: Việc chấp nhận bỏ Điều 6 trong Hiến pháp của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết đã dẫn đến tình trạng xuất hiện đa đảng và hậu quả là Đảng Cộng sản Liên Xô đã dần dần đánh mất quyền lãnh đạo xã hội. Những sự thỏa hiệp về "dân chủ hóa", về "công khai hóa" hay "đa nguyên chính trị" không những không làm cho đất nước được dân chủ hơn, xã hội phát triển hơn, mà còn dẫn đến sự đình trệ thê thảm trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, và là mảnh đất màu mỡ cho các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động chống phá, làm cho chế độ XHCN theo mô hình Xô viết ở Liên Xô và các nước Đông Âu nhanh chóng sụp đổ. Như vậy, sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu là do nhiều nguyên nhân, trong đó trực tiếp nhất là thực hiện “đa nguyên, đa đảng”.
‼️Thứ hai, dân chủ không phụ thuộc vào nhất nguyên hay đa nguyên
Đa nguyên, đa đảng cũng có những yếu tố tích cực nhất định nhưng thực chất, đa nguyên, đa đảng không đồng nhất với dân chủ. Đa nguyên, đa đảng không phải là yếu tố duy nhất, nền tảng duy nhất bảo đảm được dân chủ đích thực, mà bản chất của dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Dân chủ là một giá trị xã hội, được hình thành và bảo đảm bởi nhiều yếu tố, trong đó có lực lượng cầm quyền xã hội, cơ chế quản lý xã hội và trình độ làm chủ của người dân... Vì vậy, một đảng lãnh đạo không đồng nhất với độc tài lãnh đạo, không đồng nhất với mất dân chủ. Không nhất thiết cứ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập mới có dân chủ thực sự và không có đa nguyên, đa đảng thì không có dân chủ.
Trên thực tế, ở một số quốc gia phát triển, tuy là đa đảng như nước Mỹ, có tới hơn 100 đảng phái, nhưng chỉ có Đảng Cộng hoà và Dân chủ của giai cấp tư sản thay nhau cầm quyền; ở nước Anh, có gần 100 đảng, song cũng chỉ có Đảng Bảo thủ và Công Đảng thay nhau thống trị. Một số nước tuy có hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng nhưng vẫn thường xuyên xảy ra khủng hoảng chính trị, đảo chính, làm cho xã hội bất ổn. Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do đảng cầm quyền và đảng đối lập mâu thuẫn với nhau về lợi ích, dẫn đến đảng đối lập đã kích động quần chúng biểu tình, đưa yêu sách lật đổ chính phủ hợp pháp đang điều hành đất nước. Hậu quả là, quyền dân chủ của người dân bị lợi dụng, phục vụ cho mục đích riêng của từng đảng; xã hội gặp phải những khó khăn, trở ngại trong quá trình phát triển. Như vậy, đâu phải cứ có đa đảng mới có dân chủ, mới bảo đảm cho xã hội phát triển.
Ở Việt Nam, thực hiện chế độ nhất nguyên chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam duy nhất lãnh đạo xã hội, là sự lựa chọn đúng đắn của lịch sử, của nhân dân Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam là hoàn toàn hợp quy luật, phản ánh những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã chín muồi trong quá trình vận động của cách mạng Việt Nam. Thực tiễn cho thấy, khác với tình hình của nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã là lực lượng duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Điều đó không phải là do mong muốn chủ quan của Đảng, mà chính là sự giao phó của lịch sử, của cách mạng Việt Nam thông qua quá trình sàng lọc, lựa chọn một cách đúng đắn. Bằng sự thể nghiệm xương máu trong cuộc đấu tranh cách mạng với bao khó khăn, gian khổ, hy sinh của nhiều thế hệ người Việt Nam đã chứng minh rằng: Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất có đủ lãnh đạo cách mạng Việt Nam, bảo đảm cho người dân có dân chủ thực sự, xã hội phát triển, tiến bộ.
Hơn 90 năm lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn xứng đáng với sự lựa chọn, giao phó của lịch sử, sự tin cậy của nhân dân. Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước dân chủ, cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á; đưa dân tộc Việt Nam từ một dân tộc bị lệ thuộc đến một dân tộc độc lập; quốc gia được xác lập lại trên bản đồ thế giới; đưa nhân dân Việt Nam từ kiếp nô lệ đến độc lập, tự do, hạnh phúc. Sau đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành sự nghiệp giải phóng đất nước, lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh bảo biên giới của đất nước, giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Đặc biệt, trong quá trình tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật nhằm phát huy dân chủ XHCN, bảo đảm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân.
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được xác định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013 và trong hệ thống pháp luật, khẳng định rõ các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng và bảo vệ. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốt hơn trong các lĩnh vực của đời sống xã hội thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, nhất là trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. Nhiều cấp ủy đảng, chính quyền đã lắng nghe, tăng cường tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, tôn trọng ý kiến của nhân dân. Coi trọng, chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam ký kết.
📛Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định, bảo đảm cho người dân được sống trong một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Đây là cơ sở quan trọng để phê phán, bác bỏ quan điểm của các thế lực thù địch, cơ hội cho rằng, muốn thực sự có dân chủ cho người dân và phát triển xã hội thì phải thực hiện "đa nguyên, đa đảng". Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Không phải có nhiều đảng thì dân chủ hơn, ít đảng thì ít dân chủ hơn, mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau, điều quan trọng là xã hội có phát triển không, nhân dân có được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc không và đất nước có ổn định để ngày càng phát triển đi lên không? Đó là tiêu chí quan trọng nhất. Và cũng không nhất thiết cứ kinh tế thị trường thì phải đa đảng và ở Việt Nam chưa thấy sự cần thiết khách quan phải có chế độ đa đảng, ít nhất cho đến bây giờ”.
Thực tế đã chứng minh rằng, dân chủ không hề phụ thuộc vào nhất nguyên hay đa nguyên, mà phụ thuộc trước hết vào bản chất của chế độ kinh tế, xã hội. Trong chế độ TBCN sự phân hóa giàu - nghèo ngày càng trầm trọng, dân chủ chỉ là quyền của người dân lựa chọn đảng nào, lực lượng nào sẽ bóc lột, nô dịch họ mà thôi. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản lãnh đạo xây dựng các cơ chế, thiết chế, chủ trương, chính sách, hiến pháp và pháp luật… phù hợp với công ước của Liên Hợp quốc và các cam kết quốc tế. Qua đó, không ngừng phát huy sự tham gia của người dân vào các công việc của nhà nước và xã hội để dần hoàn thiện hệ thống pháp luật trong quản lý xã hội, đồng thời, Đảng tự đặt quyền lãnh đạo của mình trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là dân chủ. Song, cũng cần phải khẳng định rằng: chế độ dân chủ ở Việt Nam do Đảng Cộng sản lãnh đạo, cầm quyền là thực hiện dân chủ rộng rãi đối với toàn thể nhân dân Việt Nam, kiến quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi vi phạm, xâm phạm hoặc mưu đồ phá hoại nền dân chủ đó.
‼️❗️Thứ ba, sự tồn tại hay giải thể các đảng phái ở Việt Nam không phải do ý chí chủ quan của Đảng Cộng sản
Nhìn lại lịch sử của dân tộc Việt Nam có thể thấy, có những thời điểm nhất định, chế độ đa đảng cũng đã từng xuất hiện ở Việt Nam. Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập ngày 30-6-1944, Đảng Xã hội Việt Nam được thành lập ngày 22-7-1946, theo sáng kiến của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhằm tập hợp những trí thức yêu nước, những thương gia, kỹ nghệ gia, cả những viên chức của chế độ cũ tham gia cách mạng. Đây là vấn đề thuộc về sách lược, nhằm mở rộng thành phần của Mặt trận Việt Minh, tăng cường sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam là những tổ chức yêu nước chân chính, là thành viên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, thừa nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt quá trình tồn tại, Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam chưa bao giờ là lực lượng đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam, trái lại, luôn ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong quá trình Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, đến năm 1988, xét thấy lý do và mục đích tồn tại không còn phù hợp với điều kiện lịch sử mới, không phát triển thêm được đảng viên mới, nên Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam đã hoàn toàn tự nguyện giải tán; hoàn toàn không phải bị "bức tử" như ý kiến của các thế lực thù địch phản động.
Ngoài ra, tại thời điểm lịch sử (1945-1946), ở Việt Nam còn có các đảng: Việt Quốc (Việt Nam Quốc dân Đảng), Việt Cách (Việt Nam Cách mạng đồng minh Hội). Các đảng phái chính trị này không vì mục đích giải phóng dân tộc, họ theo chân quân đội nước ngoài trở về nước chống phá cách mạng Việt Nam, hòng biến Việt Nam thành quốc gia lệ thuộc vào nước ngoài. Vì vậy, khi quân đội của Tưởng Giới Thạch (Trung Hoa dân quốc) rút khỏi miền Bắc, các đảng phái này cũng theo chân quân đội nước ngoài rút khỏi Việt Nam.
‼️‼️Thứ tư, một số luận điểm phê phán cho rằng phát triển kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cần phải đa nguyên, đa đảng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng
Vấn đề đặt ra là cần làm rõ kinh tế thị trường là sản phẩm của quá trình phát triển kinh tế lâu dài của nhân loại, được vận dụng vào mỗi nước, trong các chế độ chính trị khác nhau, phụ thuộc vào mục đích cao nhất của phát triển kinh tế. Trên thế giới đã và đang tồn tại nhiều mô hình phát triển kinh tế thị trường khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, "kinh tế thị trường" và "định hướng XHCN" không có sự đối lập hay mâu thuẫn, mà có sự thống nhất, gắn bó với nhau, thể hiện hai khía cạnh chủ yếu nhất là "động lực" và "mục đích" của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trước hết, kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức sản xuất mà thông qua các quy luật của nó như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... giúp tạo "động lực" phát triển kinh tế, phát triển lực LLSX, nâng cao năng suất lao động. "Mục đích" của kinh tế thị trường bao giờ cũng gắn với một chế độ chính trị - xã hội nhất định, phục vụ cho mục tiêu và lợi ích chochế độ đó. Mục đích của kinh tế thị trường trong chế độ TBCN là phục vụ và mang lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền. Còn trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, mục đích được thể hiện ở việc phát triển, giải phóng mạnh mẽ LLSX nhằm xây dựng, tạo lập kết cấu hạ tầng cho CNXH, phục vụ lợi ích của nhân dân lao động và hoàn thiện QHSXnhằm xây dựng kiến trúc thượng tầng của chế độ chính trị - xã hội XHCN. Những mục đích này được thực hiện thông qua sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Giữa tính "mục đích" trong định hướng XHCN và tính "động lực" của kinh tế thị trường ở Việt Nam không có sự loại trừ, mâu thuẫn nhau, mà là sự dung hợp, gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCNở Việt Nam, định hướng XHCN được quán triệt khi vận hành các nguyên tắc của thị trường, ngược lại, việc thực hiện định hướng XHCN không tách rời, biệt lập với các quy luật của thị trường. Thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển, chủ động hướng quá trình đó vào việc tạo lập những tiền đề, điều kiện cần thiết về kinh tế - xã hội để xây dựng CNXH ở Việt Nam.
‼️❗️‼️Thứ năm, đa nguyên, đa đảng không phải là điều kiện để hội nhập quốc tế
Hơn 94 năm dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó, gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam ngày càng hội nhập quốc tế sâu rộng. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định mục tiêu, con đường đã lựa chọn, đó là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 193 quốc gia, trong đó có 8 nước đối tác chiến lược toàn diện, 10 nước đối tác chiến lược và nước đối tác toàn diện5.
Uy tín và tiếng nói của Việt Nam ngày càng được khẳng định tại nhiều diễn đàn, cơ chế đa phương quan trọng như: ASEAN, Liên Hợp quốc, tiểu vùng Mê Công, APEC, AIPA, IPU, UNESCO, Hội nghị Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP 28), Diễn đàn cấp cao Vành đai và Con đường.... Tại các diễn đàn, ý kiến của Việt Nam luôn được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
📛Việt Nam được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của UNESCO như: Phó Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO, Phó Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ, Công ước về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, thành viên Ủy ban Di sản thế giới nhiệm kỳ 2023 -2027, Ủy viên Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc… Như vậy, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn đã khẳng định các luận điệu tuyên truyền đòi thực hiện đa nguyên, đa đảng ở Việt Nam là hoàn toàn vô lý, vô căn cứ. Đặc biệt, những kết quả to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… đã khẳng định đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa tư tưởng của thế giớilà hoàn toàn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và xu thế toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Đăng nhận xét