Quyền con người là giá trị chung của nhân loại, là thành quả đấu tranh của nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới; là vấn đề thuộc bản chất của chế độ XHCN, ngọn cờ của những người cộng sản. Sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.



Nhận thức được giá trị to lớn của quyền con người trong quá trình phát triển cũng như hội nhập quốc tế, Việt Nam đã gia nhập và ký tham gia các công ước quốc tế về quyền con người Việt Nam luôn cam kết thực hiện với trách nhiệm cao nhất và điều này đã được thể hiện nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trọng tâm luôn coi trọng chăm lo hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người, bảo vệ và bảo đảm quyền con người và lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, tôn trọng và thực hiện các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta ký kết

Bên cạnh việc tích cực tham gia các điều ước quốc tế về quyền con người, Việt Nam cũng đã nỗ lực xây dựng hệ thống pháp luật, trong đó nội luật hóa các nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người; bảo đảm sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế.

Một số kết quả và con số khẳng định cam kết và thành tựu trong bảo đảm quyền con người của Việt Nam: (1) Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của Liên hiệp quốc về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của ILO, trong đó có 7/8 công ước cơ bản. So với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam không thua kém về số lượng là thành viên các công ước quốc tế về quyền con người. (2) Việt Nam hiện đứng thứ 54/166 quốc gia được xếp hạng về chỉ số phát triển bền vững, tăng 1 bậc so với năm 2023. (3) Người dân Việt Nam được hưởng lợi từ những tiến bộ xã hội vô cùng đáng ghi nhận, thu nhập bình quân đầu người đã tăng từ khoảng 200 USD lên đến hơn 4.000 USD tới năm 2024. (4) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế của Việt Nam hiện là 94,1; năm 2024 chỉ số hạnh phúc của Việt Nam xếp thứ 54/143.

Phát biểu khẳng định về quyền con người ở Việt Nam:

(1) Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã khẳng định: "Thực hiện quan điểm nhất quán và xuyên suốt về quyền con người là yếu tố then chốt tạo nên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đưa con thuyền cách mạng Việt Nam vượt mọi thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác..."

(2) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng: "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, phát huy tối đa yếu tố con người"quan điểm của Đảng và Nhà nước luôn cam kết đảm bảo quyền con người ở Việt Nam, luôn nỗ lực để không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình phát triển...

Tuy nhiên, trái với những thành tựu, kết quả và cố gắng của Việt Nam cũng như quan điểm của Đảng, Nhà nước trong bảo đảm quyền con người thì đâu đó trong và ngoài nước các thế lực thù địch, tổ chức có quan điểm thiếu thiện chí với Việt Nam vẫn luôn phủ nhận, chống phá vào mỗi dịp cuối năm hoặc nhân dịp Ngày quốc tế nhân quyền với luận điêu cho rằng Việt Nam vi phạm quyền con người, đàn áp tù nhân lương tâm và cho rằng Việt Nam cần phải học tập Hàn Quốc để thực hiện "quyền dân chủ", kêu gọi người Việt  tị nạn ở các nước Pháp, Đức, Úc, Canada... tụ tập biểu tình, phản đối Việt Nam nhân ngày nhân quyền quốc tế 10/12

Như vậy có thể thấy, việc lên tiếng đấu tranh, bảo vệ nhân quyền là một quyền cơ bản và đáng trân trọng. Tuy nhiên, việc lợi dụng để xuyên tạc, vu cáo và gây chia rẽ là một hành động đáng bị lên án vì nó đi ngược lại hoàn toàn với tinh thần xây dựng và đoàn kết dân tộc. Bởi vì, những hành động cáo buộc, vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền thường được thực hiện dựa trên những thông tin một chiều, không có bằng chứng cụ thể và mang tính kích động. Những biểu ngữ, thông điệp được đưa ra tại các cuộc biểu tình như vậy không phải để thúc đẩy đối thoại hay cải thiện, mà là để gây sức ép chính trị, phá hoại uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Việc các đối tượng tụ tập đông người vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền như ở Pháp, Đức, Úc... nhân ngày nhân quyền quốc tế 10/12 là hoàn toàn thiếu khách quan và việc những người Việt tị nạn này tổ chức các cuộc biểu tình tại các quốc gia phương Tây không phải là tiếng nói của người dân Việt Nam mà không quan tâm rằng người dân trong nước hầu hết đều đang sống trong hòa bình, ổn định, và hưởng thụ các quyền lợi cơ bản trong cuộc sống hàng ngày. Các cuộc biểu tình này chỉ phản ánh sự xuyên tạc và mưu đồ chính trị của một nhóm người nhằm chống phá sự phát triển hòa bình của Việt Nam. Đồng thời, các đối tượng không biết rằng trong bối cảnh tình hình an ninh, kinh tế, chính trị thế giới trong giai đoạn phức tạp như hiện nay mà Việt Nam vẫn duy trì phát triển và được các nước trên thế giới ghi nhận, đánh giá cao và thay vì tụ tập đông người để chống phá vào trong nước thì mỗi người Việt, dù ở trong hay ngoài nước, đều mang trong mình trách nhiệm đối với quê hương, hãy đóng góp ý kiến của mình một cách chân thực (hỗ trợ giáo dục, chuyển giao công nghệ, đầu tư hoặc thúc đẩy các hoạt động giao lưu văn hóa là những cách thiết thực để giúp đất nước phát triển và nâng cao các giá trị nhân quyền...), qua đó thể hiện lòng yêu nước, trách nhiệm với dân tộc thay vì qua những hành động kích động, phá hoại, không có tính xây dựng.

Do đó, người dân cần phải tỉnh táo những thông tin, luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch, phản động cũng như các tổ chức luôn có cái nhìn thiếu thiện chí về nhân quyền với Việt Nam, không để các đối tượng lợi dụng, lôi kéo tham gia những hoạt động chống phá, tiếp tay cho các đối tượng làm ảnh hưởng đến công tác bảo vệ quyền con người cũng như mất uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế./.

 

Đăng nhận xét

 
Top