Suốt gần 40 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, qua đó uy tín, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế: (1) Việt Nam luôn nằm trong nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới, với mức tăng trưởng trung bình gần 7% mỗi năm. (2) Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt khoảng 430 tỷ đô-la Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 trong ASEAN và thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. (3) GDP bình quân đầu người tăng 58 lần, lên mức khoảng 4.300 đô-la Mỹ năm 2023; (4) Việt Nam đã ra khỏi nhóm các nước có thu nhập thấp từ năm 2008 và đặt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030. (5) Từ một nước bị thiếu lương thực triền miên, đến nay, Việt Nam không những đã bảo đảm được an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản hàng đầu thế giới. (6) Công nghiệp và dịch vụ phát triển khá nhanh, liên tục tăng và hiện nay chiếm khoảng 88% GDP. (7) Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng mạnh, năm 2023 đạt gần 700 tỷ đô-la Mỹ, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 355 tỷ đô-la Mỹ, xuất siêu đạt mức kỷ lục 28 tỷ đô-la Mỹ. (8) Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 22 toàn cầu. (9) Dự trữ ngoại hối tăng mạnh, đạt 100 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2023. (10) Đã có 72 nước công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường... Do đó, ngày 08/9/2023, Việt Nam gửi đơn yêu cầu Bộ Thương mại Mỹ xem xét về việc công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, ngay trước khi Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam tháng 9/2023 và phía Mỹ có 270 ngày để xem xét đề nghị này của Việt Nam
Tuy nhiên, trái với mong đợi và kỳ vọng của Việt Nam, ngày 02/8/2024,
Bộ Thương mại Mỹ công bố về việc tiếp tục chưa công nhận quy chế kinh tế thị
trường ở Việt Nam.
Lợi dụng điều này, các thế lực thù địch, phản động đã tung ra nhận
định, đánh giá thiếu khách quan, thậm chí lôi kéo, xuyên tạc vấn đề này để
chống phá Việt Nam và quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.
Trong đó, trên các trang tin của những hội nhóm, tổ chức phản động còn tiến
hành “tọa đàm, hội luận”, khoe thành quả về các hoạt động vận động, lên tiếng, kêu
gọi các tổ chức, cá nhân có tiếng nói gây sức ép lên chính quyền Mỹ từ chối
công nhận quy chế nền KTTT ở Việt Nam với các luận điệu: “Hàng chục nhà lập
pháp Mỹ trong những lần khác nhau đã gửi thư lên Bộ trưởng Thương mại để yêu
cầu bộ này không cấp quy chế thị trường cho Việt Nam”; “Nguyên nhân Mỹ từ chối
nâng cấp Việt Nam lên nền KTTT do nhà nước Việt Nam vẫn can thiệp sâu vào mọi
khía cạnh của nền kinh tế, ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với hệ
thống tư pháp và tệ nạn tham nhũng”, “muốn có KTTT phải đa nguyên, đa đảng”…
Như vậy có thể thấy, các thế lực thù địch, phản động đang cố tình
lấy cớ sự kiện này để chống phá Đảng, Nhà nước ta, xuyên tạc phải có sự chuyển
hướng, thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam, loại bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản, chuyển sang đa nguyên, đa đảng thì mới có thể phát triển KTTT;
“khuyên” Việt Nam thay đổi thể chế thì “lúc đó Mỹ mới có thể công nhận nền KTTT
của Việt Nam vì KTTT vốn là của chủ nghĩa tư bản, vận động theo các quy luật
của chủ nghĩa tư bản, không thể dung hòa và kết hợp với mục tiêu xây dựng CNXH
với định hướng XHCN... Qua đó, xuyên tạc đường lối phát triển nền KTTT định
hướng XHCN ở Việt Nam; thổi phồng sự việc, gây tâm lý hoài nghi, dao động,
thiếu niềm tin trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân, ảnh hưởng đến
sự thống nhất nhận thức, tư tưởng trong Đảng và trong xã hội.
Mọi người có thể hiểu: KTTT là mô hình kinh tế mà trong đó người
mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu, giá trị để xác định
giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường; là một kiểu tổ chức kinh
tế phản ánh trình độ phát triển nhất định của văn minh nhân loại. Tại Đại hội
lần thứ VII (năm 1991), Đảng ta đã xác định nhiệm vụ “xây dựng nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước”. Thuật ngữ xây dựng “nền KTTT định hướng XHCN” được
Đảng sử dụng lần đầu tại Đại hội lần thứ IX (năm 2001).
Những chủ trương trên đã đánh dấu bước ngoặt cơ bản trong tư duy
và quan niệm của Đảng về CNXH và con đường xây dựng CNXH ở nước ta. Từ đó đến
nay, nhận thức của Đảng ta về KTTT định hướng XHCN ngày càng được bổ sung, phát
triển phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đến Đại hội XIII, Đảng ta xác định: “KTTT
định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ
lên CNXH. Đó là nền KTTT hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ
theo các quy luật của KTTT, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN, do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng XHCN vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” phù hợp với từng giai đoạn phát triển của
đất nước”...
Trước quan điểm, lập luận của Bộ Thương mại Mỹ về việc chưa công
nhận nền KTTT đối với Việt Nam và những thành tựu của Việt Nam đạt được, tuy
chưa tìm được tiếng nói chung nhưng trong lúc này mọi người cần phải tỉnh táo,
cảnh giác trước những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận đường lối phát triển nền
KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam cũng như thông qua sự việc này để chia rẽ mối
quan hệ giữa hai nước của các thế lực thù địch, phản động; tin tưởng tuyệt đối vào
sự lãnh đạo của Đảng, điều hành của Chính phủ cũng như mối quan hệ tốt đẹp giữa
Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua... và trong thời gian tới với sự nỗ lực cũng
như cách nhình khách quan, toàn diện của Bộ Thương mại Mỹ sẽ sớm công nhận nền
KTTT đối với Việt Nam./.
Đăng nhận xét