Ngày 07/4/2022, với tỷ lệ 93 nước ủng hộ, 24 nước bỏ phiếu chống và 58 nước bỏ phiếu trắng, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, liên quan tới chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Phiên họp này được tổ chức theo yêu cầu của Mỹ, sau khi Ukraine, Mỹ và đồng minh của họ cáo buộc Nga gây ra thảm sát Bucha khiến khoảng 100 người thiệt mạng. Việt Nam là một trong 24 nước bỏ phiếu chống. Xin mạn đàm đôi lời:
Người
Việt Nam luôn yêu chuộng hoà bình, đã phải chiến đấu, hy sinh biết bao xương
máu để có được một dân tộc độc lập, dân quyền tự do và dân sinh hạnh phúc. Hơn
ai hết, Việt Nam hiểu rõ và trân quý giá trị của quyền con người và luôn luôn
đấu tranh vì tiến bộ và phẩm giá của người Việt Nam nói riêng, vì sự bình đẳng
của các dân tộc trên thế giới nói chung. Việt Nam quan ngại hết sức sâu sắc
trước ảnh hưởng nặng nề của chiến sự tại Ukraine đối với người dân cũng như thông
tin nhiều dân thường thiệt mạng những ngày qua. Tuy nhiên, vụ việc thảm sát ở
Bucha hiện chỉ mới là thông tin một chiều, chưa được kiểm chứng hay tổ chức
điều tra một cách trung thực, khách quan. Đó chỉ đơn thuần chỉ là cáo buộc của
Ukraine, Mỹ và các nước đồng minh.
Điều
này là rất vội vàng, chưa thực hiện theo đúng quy trình và luật pháp quốc tế.
Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc không phải là đồ trong túi của Hoa Kỳ, vậy nên
mọi việc cần tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp Quốc, không thể
cảm tính, một chiều. Không thể lấy tiêu chuẩn kiểu Mỹ để làm thước đo cho nhân
loại, khi mà chính cái thước đo đó lệch chuẩn và mang màu sắc áp đặt của sự bá
quyền. Liên hợp Quốc không thể là Hán Hiến Đế, chỉ bày ra mang ý nghĩa tượng
trưng và quyền điều hành thực chất thuộc vào tay gian hùng Tào Tháo (Mỹ). Thế
giới đại đồng cần một Liên hợp quốc thực chất chứ không phải là một thứ gì đó
mang ý nghĩa tượng trưng.
Việt
Nam phản đối và lên án mọi hành vi tấn công dân thường, vi phạm luật quốc tế,
luật nhân đạo và nhân quyền quốc tế. Những thông tin như vậy cần được xem xét
trên cơ sở kiểm chứng khách quan, minh bạch, với sự hợp tác của các bên liên
quan. Mọi trao đổi, quyết định của các cơ quan, tổ chức quốc tế cần tuân thủ
đúng quy trình, thủ tục hoạt động, dựa trên thông tin khách quan, có sự tham
vấn rộng rãi với các nước, nhằm điều kiện thuận lợi hướng tới giải pháp cuối
cùng.
Việt
Nam không chọn phe nhưng nhất quyết chọn lẽ phải, chọn chân lý. Điện Kremlin đã
bác bỏ cáo buộc, cho rằng đây là thông tin do Ukraine dàn dựng để "làm mất
uy tín của Nga", gây rối tiến trình đàm phán hòa bình cũng như để hợp thức
hóa việc áp các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn với Moskva. Vậy tại sao không tiến
hành điều tra tính trung thực. Không cho người Nga cơ hội để tự minh oan cho họ,
dù họ đã rất nhiều lần đề nghị được cung cấp bằng chứng. Không lý những cáo
buộc của Hoa Kỳ là chân lý, còn các nước không theo trục của họ thì nghiễm
nhiên là sai trái?
Người
Mỹ từng dùng một cái lọ có chứa loại bột màu trắng để quy kết là Iraq có vũ khí
giết người hàng loạt, tạo cớ để xâm lược một quốc gia có chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ, sát hại Tổng thống Saddam Hussein. Mỹ cũng tạo ra nhiều cái cớ kiểu
trên trời rơi xuống để xâm lược hoặc đánh phá Lybia, Syria, Ya Men, Nam
Tư...vậy tại sao Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc lại ngó lơ, không hủy tư
cách thành viên của Hoa Kỳ? Kể từ sau thế chiến thứ hai, người Mỹ đồng minh đã
trực tiếp hay gián tiếp gây ra 31 cuộc chiến tranh trên toàn thế giới, giết
chết hàng chục triệu người. Vậy không lý máu của nhân dân các dân tộc đó không
có màu đỏ, không phải là đối tượng được bảo vệ?
Người
châu Âu từng có câu nói để đời rằng, không có bữa sáng nào là miễn phí, miếng
pho mát chỉ có trong cái bẫy chuột. Người Việt Nam tôn trọng quyền con người,
lên án thảm sát dân thường nhưng không vội vàng khi mọi thứ chưa rõ ràng. Luật
pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc phải được thực thi nhưng nó chỉ đúng
đắn khi khách quan, trung thực, không chọn phe, không cảm tính. Việt Nam tranh
thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế nhưng chẳng thể ngồi trông chờ, ỷ lại bất
kỳ nước nào cứu mình. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã chứng minh điều đó. Khi
Việt Nam tự vệ và giúp Campuchia thoát hoạ diệt chủng, chỉ Liên Xô và một số
nước anh em và những nước yêu chuộng hòa bình, công lý ủng hộ. Việt Nam có lập
trường và lối đi của riêng mình. Không cần đến ông Thayer của nước Úc bận
tâm./.
LCB
Đăng nhận xét