Có đúng
là “nhiều đảng cạnh tranh nhau thì dân chủ hơn”?
Có ý kiến cho rằng, thực hiện đa đảng, có nhiều đảng cạnh tranh
nhau thì sẽ dân chủ hơn, sẽ tốt hơn một đảng! Có đúng như vậy không?
Hãy xem
chính người Mỹ nói về nước Mỹ, một nước thực hiện chế độ đa đảng, thực chất
là thế nào. Họ nói rằng, nước Mỹ là một nước “tự do” người dân tự do biểu tình,
chửi bới, báo chí tự do phanh phui những chuyện nhạy cảm, xuyên tạc, bôi xấu
lẫn nhau vì sự cạnh tranh của các đảng phái này, nhằm hạ uy tín của đảng phái
kia. Nhưng điều đó không phải là bản chất thực sự của dân chủ.
Giáo sư trường Đại học bang Indiana, Paul Mishler cho thấy rõ
thực chất vấn đề; “Nước Mỹ tự xưng là đa đảng nhưng thực chất chỉ là một đảng,
đó là đảng của chủ nghĩa tư bản, dù là đảng Cộng hòa hay Dân chủ”. Chế độ đa đảng của nước Mỹ “thực chất chỉ là
một đảng”, là sự cầm quyền của đảng tư sản; Cho dù là Donald Trump hay Hilary là tổng thống thì phía sau họ cũng
là những tập đoàn tư bản, và sự điều hành của Đảng cầm quyền tất yếu phải phục
vụ cho lợi ích của họ.
Ai cũng thấy rằng nước Mỹ đầy rẫy những bạo lực với
những vụ xả súng kinh hoàng, nhưng cho dù người dân có mong muốn thế nào họ cũng
sẽ không khi nào thông qua được đạo luật ngăn cấm sở hữu súng đạn, khi mà những
tập đoàn sản xuất vũ khí còn mang lại những khoản lợi kếch xù. Rồi những nước
nghèo đói ở Châu Phi, họ cũng tư bản đó, cũng đa đảng đó, liệu họ đã giàu có chưa,
đã dân chủ chưa; ngay cả những quốc gia văn minh ở Châu Âu, đất nước họ cũng
đầy rẫy những vần đề cần phải đối mặt như khủng bố, thất nghiệp, mất đoàn
kết,...
Vậy mới hay rằng, sự thịnh vượng
của một quốc gia, hay dân chủ thực sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố;
nó không không phụ thuộc vào cơ chế độc đảng hay đa
đảng, mà nó phụ thuộc vào bản chất của chế độ cầm quyền. Bản thân nền dân chủ
tư sản, dù có được tô vẽ như thế nào chăng nữa, thì nền dân chủ đó vẫn là nền
dân chủ của tư bản, của người
giàu. Ở một số nước nó có thể mang lại
hiệu quả tích cực nhưng đó là những nước có trình độ dân trí và kinh tế phát
triển rất cao, không thể đem áp dụng đại trà được ...
Điều gì
sẽ đến, nếu ở Việt Nam thực hiện đa đảng?
Nhiều đối tượng
“khuyên” chúng ta thực hiện đa đảng thì sẽ được dân chủ hơn, đất nước sẽ phát
triển hơn đời sống nhân dân sẽ được tốt đẹp hơn. Có một số ít người trong chúng
ta ngộ nhận và cũng hy vọng vào sự
tô vẽ đó. Nhưng thực tế điều
gì sẽ xảy ra:
Điều dẫn đến sẽ là: đất nước diễn ra cảnh hỗn loạn, mất ổn định,
làm đổ vỡ nền kinh tế, rơi vào thảm họa như đã từng xảy ra ở một số nước. Thảm
họa đó chắc chắn sẽ giáng cả lên đầu nhân dân, nhân dân chỉ là cái cớ cho sự
tranh giành quyền lực giữa các phe phái.
Chúng ta hãy nhìn vào những gì đã và đang xảy ra ở Bắc
Phi, và Trung Đông, nhận biết những gì diễn ra sau Mùa xuân Ả rập, những trận
chiến khốc liệt ở Sirye và Irắc, đó là hậu quả khi dân tộc bị chia rẽ, sự đấu
tranh giữ những đảng phái chính trị, dân chủ đâu chưa thấy, hay chỉ thấy nhân
dân rơi vào cảnh lầm than.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước
và nhân dân ta đã giành nhiều thành tự, cuộc sống nhân dân được cải thiện, nâng
cao; từ một nước chịu hậu quả khốc liệt của chiến tranh; xuất phát từ đói nghèo
và lạc hậu đã trở thành một nước xuất khẩu lương thực hàng đầu; vị thế và tiếng
nói trong khu vực và quốc tế ngày càng được nâng tầm; chúng ta đã có những tập
đoàn kinh tế lớn, những triệu phú, tỷ phú ở tầm thế giới; và đáng quý hơn hết
là chúng ta được sống trong một môi trường an toàn và ổn định, không khủng bố,
không chiến tranh; mỗi người được tự do cống hiến hết khả năng của mình.
Đành rằng đất nước ta còn nhiều khó khăn; cơ chế chỉ
đạo điều hành của chính quyền còn nhiều bất cập; tình trạng tham nhũng, lãng
phí còn gây nhức nhối, rồi còn rất nhiều những vấn đề cần giải quyết; nhưng
chúng ta cũng nhận thấy rằng, Đảng và Nhà nước đã và đang đặt ra những lộ trình
cùng nỗ lực để khắc phục; và đây cũng là lúc mỗi người chũng ta nên đoàn kết
cũng đồng lòng, giúp sức đóng góp vào sự phồn vinh của đất nước thay vì chỉ
biết ngồi một chỗ mà băn khoăn hay đòi hỏi về vấn đề “đa nguyên đa đảng”.
Đăng nhận xét