Không gian mạng là môi trường đặc biệt mà con người có thể trao đổi thông tin, bày tỏ quan điểm… không bị giới hạn bởi không gian và thời gian.
Lợi
dụng triệt để thế mạnh này, những năm qua, các thế lực thù địch đã thông qua
internet, mạng xã hội để đẩy mạnh tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch
chống phá nước ta, nhất là trong bối cảnh cả hệ thống chính trị đang tích cực
đổi mới, thực hiện tinh gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu quả nhằm tạo tiền đề bước
vào Kỷ nguyên vươn mình, phát triển thịnh vượng của dân tộc Việt Nam…
Trong
những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, nước ta đã đạt được thành
tựu to lớn trong việc phát triển không gian mạng, nhờ đó quyền tự do ngôn luận,
tự do tiếp cận thông tin của người dân có những bước phát triển mạnh mẽ. Tính
đến năm 2024, số lượng người sử dụng internet ở nước ta đạt mốc 78,44 triệu
người, Việt Nam là quốc gia trong nhóm đứng đầu thế giới về số người sử dụng
mạng xã hội với 72,70 triệu người. Hệ thống cáp quang đã triển khai tới 100%
các xã, phường, thị trấn; số thuê bao sử dụng điện thoại smartphone ước đạt
168,5 triệu người. Bản chất không gian mạng là môi trường mở cho phép người sử
dụng tự do cung cấp, tìm kiếm và sử dụng thông tin, chia sẻ, kết nối cộng đồng.
Thông qua đó, con người được tiếp cận với lượng thông tin, kiến thức xã hội
khổng lồ, được cập nhật thường xuyên với tốc độ rất nhanh, nội dung phong phú,
đa dạng… nên rất khó quản lý, giám sát và kiểm duyệt.
Đây
chính là một trong những thế mạnh của không gian mạng được các thế lực thù
địch, phản động lợi dụng để tuyên truyền các quan điểm sai trái, thù địch đối
với nước ta.
Qua
nghiên cứu thấy, hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù địch
trên không gian mạng thể hiện trên các phương diện sau:
Về
nội dung tuyên truyền xuyên tạc: Kẻ địch ra sức xuyên tạc, phủ nhận vị trí, vai
trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội; xuyên tạc mục
tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Chúng triệt để lợi dụng,
khoét sâu những hạn chế, thiếu sót trong thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, những suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, lợi dụng các vụ việc phức tạp xảy
ra ở trong nước để rêu rao rằng, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã
lỗi thời, cần thay thế bằng hệ tư tưởng dân chủ tư sản để “phù hợp với xu thế
phát triển”. Chúng ra sức cổ xúy cho những giá trị quyền con người phương Tây,
tuyên truyền, cổ vũ cho luận điệu “nhân quyền cao hơn chủ quyền”; cho rằng chủ
nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, không còn là xã hội áp bức, bóc lột. Đặc
biệt, mới đây, nhân việc Đảng, Nhà nước ta thực hiện chủ trương tinh giản biên
chế và sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, các thế lực thù địch
đã ra sức tuyên truyền, xuyên tạc rằng, việc tinh giản biên chế ở Việt Nam
“không đem lại hiệu quả thực tế mà chỉ là gây tốn kém tiền bạc, ngân sách”,
tinh giản biên chế là “đấu đá quyền lực, phe nhóm”, “cắt giảm quyền lực của
người này để tăng quyền lực cho người kia, là cách để “hạ bệ” hoặc “gia cố”
quyền lực trong Đảng”. Qua đó nhằm làm cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động,
hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng, về thành tựu phát triển của đất nước và
con đường đi lên xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở Việt Nam; kích động, chia rẽ nội bộ
để chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, lôi kéo, dụ dỗ nhân dân tham gia các
hoạt động biểu tình, gây mất ổn định chính trị, xã hội ở nước ta.
Về
phương pháp, thủ đoạn: Các thế lực thù địch lập ra hàng ngàn trang web, blog,
tài khoản mạng xã hội và lôi kéo người tham gia thành lập nhiều hội, nhóm trên
mạng xã hội để phát tán luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc, những thông tin xấu,
độc trên không gian mạng theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Chúng trộn lẫn thông tin
thật - giả một cách tinh vi để hướng lái người dân theo luồng thông tin sai
lệch; núp bóng “phản biện độc lập”, ngụy tạo sự khách quan để xuyên tạc nhiều
vấn đề trong xã hội rất khó nhận biết. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã
phát hiện trên 3.000 trang web, blog, tài khoản mạng xã hội và gần 100 hội,
nhóm trên mạng xã hội thường xuyên đăng tải thông tin chống Đảng, Nhà nước,
kích động gây rối ANTT, kích động biểu tình, bạo loạn. Riêng năm 2020, cơ quan
chức năng đã phát hiện hơn 3.000 trang mạng có nội dung xấu, trong đó có 31
trang mạng, blog, 55 kênh Youtube, 49 trang fanpage, 765 tài khoản facebook
đăng tải hơn 800.000 bài viết, video, clip có nội dung xấu, độc hại. Các thế
lực thù địch còn thiết lập cơ sở dữ liệu, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo
(AI), internet kết nối vạn vật, dữ liệu lớn (Big Data)... để tạo ra các dữ
liệu, tài liệu giả theo kiểu “có giá trị như thật” nhằm chống phá Việt Nam.
Về
đối tượng, đối tượng hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc trên không gian mạng rất
đa dạng, phức tạp, đó là những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn bài xích tư
tưởng XHCN trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư
bản; một bộ phận cán bộ, đảng viên bất mãn, cơ hội, suy thoái về tư tưởng, đạo
đức, lối sống, “tự diễn biến”,“tự chuyển hóa”; những người nhận thức thấp bị
lôi kéo, lừa bịp tham gia tuyên truyền xuyên tạc… nhưng lực lượng chủ yếu chính
là các tổ chức phản động lưu vong ở nước ngoài câu kết với các đối tượng chống
đối, bất mãn, cơ hội chính trị trong nước. Số này giữ vai trò nòng cốt trong
phát động và hậu thuẫn cho các chiến dịch phá hoại tư tưởng, tiến hành các hoạt
động tuyên truyền, xuyên tạc chống phá nước ta. Chúng triệt để lợi dụng thời
điểm trong nước diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng như Đại hội Đảng toàn
quốc, bầu cử Quốc hội hoặc xảy ra các vụ việc nhạy cảm, phức tạp … để đẩy mạnh
các chiến dịch phá hoại tư tưởng nhằm tuyên truyền các luận điệu xuyên tạc, thù
địch đối với nước ta.
Nhằm
phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn hiệu quả hoạt động tuyên truyền luận điệu sai
trái, thù địch trên không gian mạng trong thời gian tới đòi hỏi công tác này
luôn phải được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý,
điều hành của Chính phủ nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong
triển khai thực hiện một cách thực chất, thường xuyên, liên tục với quyết tâm
chính trị lớn, có sức thuyết phục cao, có sức lan tỏa rộng; được triển khai sâu
rộng trong toàn xã hội với nội dung phong phú, phù hợp với từng đối tượng và
từng khu vực dân cư. Đặc biệt, cần huy động được rộng rãi trí tuệ, tâm huyết
của các nhân sĩ, trí thức và nhân dân tiến bộ trên thế giới tham gia công tác
này. Chủ động nắm tình hình, nghiên cứu dự báo, phát hiện kịp thời âm mưu, thủ đoạn,
đặc biệt là phương thức hoạt động mới của kẻ địch lợi dụng không gian mạng để
tuyên truyền các luận điệu sai trái, xuyên tạc, thù địch; chú trọng nắm tình
hình từ xa, nắm tình hình ngay từ trung tâm phá hoại tư tưởng ở bên ngoài để
triển khai công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Xây dựng hệ thống thế
trận an ninh nhân dân trên không gian mạng có khả năng chỉ huy, kết nối, chia
sẻ thông tin, tiếp nhận và xử lý sớm các thông tin xuyên tạc, xấu độc gây hại
tới ANCT-TTATXH của đất nước ta. Phát huy vai trò nòng cốt, chủ lực của các cơ
quan chuyên trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và hệ thống cơ quan báo
chí, đài truyền hình trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.
Xây dựng cơ chế chỉ đạo thông tin thống nhất, hiệp đồng thông tin đồng bộ, tác
chiến thường trực, đa dạng, đa tuyến. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội
ngũ chuyên gia và cán bộ chuyên trách làm công tác tư tưởng có nhiệt huyết và
tầm cao về lý luận, có đạo đức, bản lĩnh, trí tuệ, năng lực đáp ứng yêu cầu,
nhiệm vụ trong tình hình mới. Đa dạng hóa nội dung, phương pháp, hình thức bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch ở nhiều cấp độ, phù hợp với từng đối tượng, từng lĩnh vực và từng địa bàn
dân cư.
Tiếp
tục đẩy mạnh tuyên tuyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền
các cấp về tầm quan trọng của công tác đấu tranh chống hoạt động lợi dụng không
gian mạng để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng. Làm cho cán bộ, đảng viên và
người dân đặc biệt là thanh, thiếu niên có khả năng nhận diện và “miễn dịch”
với các nội dung thông tin xấu độc, nguy hại; xây dựng ý thức và phong cách văn
hóa khi tham gia mạng xã hội, internet; không đăng tải hoặc để lộ, lọt thông
tin, tài liệu liên quan đến bí mật Nhà nước. Xây dựng và phát huy vai trò của
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên không gian mạng nhằm huy động
sức mạnh của nhân dân trong phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động này.
Tăng
cường công tác quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông, internet nhằm chủ
động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các trang mạng, các blog đăng tải các tin,
bài, clip có nội dung xấu, độc hại. Quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác phòng, chống hoạt động
xâm phạm ANCT-TTATXH trên không gian mạng có phẩm chất đạo đức cách mạng, bản
lĩnh chính trị vững vàng, tinh nhuệ, hiện đại, có trình độ chuyên môn sắc bén.
Tiếp tục đầu tư, trang cấp các trang thiết bị nghiệp vụ chuyên dụng và áp dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm phục vụ hiệu quả công tác phòng,
chống hoạt động lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền, phá hoại tư tưởng đối
với nước ta./.
St
Đăng nhận xét