Xã hội dân sự đúng nghĩa là một bước tiến quan trọng của xã hội loài người trong tiến trình hướng tới một xã hội phi nhà nước. Tuy nhiên, một số tổ chức đã mượn danh “xã hội dân sự” nhằm làm phức tạp tình hình chính trị - xã hội, hướng đến mục tiêu thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam như đã từng xảy ra ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây. Vì vậy, cần đề cao cảnh giác, nhận diện đúng và vạch trần thủ đoạn chống phá nguy hiểm này.
Nhận
diện về xã hội dân sự và tổ chức “xã hội dân sự”
Xét
về bản chất, xã hội dân sự (Civil Society) là xã hội tự lập phi nhà nước, được
hình thành, hoạt động trong không gian công cộng và tư nhân, nằm ngoài vùng ảnh
hưởng trực tiếp của yếu tố nhà nước. Không thể phủ nhận xã hội dân sự là một
bước tiến của loài người trong tổ chức cộng đồng, bên cạnh sự tiến bộ của các
thiết chế nhà nước ngày càng hợp lý (nhà nước chuyển từ cai trị sang phục vụ,
nhà nước của dân, do dân, vì dân,…) thì xã hội cũng hình thành một loạt các
thiết chế xã hội đa dạng, phong phú. “Điều này phù hợp với xu thế: nhà nước sẽ
nhỏ đi và xã hội sẽ lớn lên, được C. Mác đề cập trong lý luận về chủ nghĩa xã
hội”. Theo đó, chặng đường tiến bộ đáng kể của nhân loại biểu hiện ở vai trò tự
quản trong cộng đồng ngày càng mạnh lên. Vai trò tự quản ấy chính là nằm ở các
tổ chức xã hội với các thiết chế riêng bên cạnh thiết chế nhà nước, đó là các
bộ phận hợp thành của xã hội dân sự.
“Giá
trị đáng ghi nhận của xã hội dân sự là những phát kiến, kiến nghị, đề xuất có
cơ sở lý luận và thực tiễn, phù hợp với quan điểm, đường lối của đảng cầm
quyền. Theo C. Mác: chủ quyền của nhân dân phải trở thành vấn đề trung tâm
trong một xã hội dân sự đích thực, làm cơ sở cho một chế độ dân chủ và một nhà
nước dân chủ chân chính”. Đây là tư tưởng cách mạng sâu sắc, có tính định hướng
cho việc nhìn nhận, đánh giá và xác định tính đúng đắn của một tổ chức được coi
là xã hội dân sự đích thực hay giả danh để chống phá chính quyền nhân dân.
Hiện
nay, xu hướng mang tính phổ biến trong quá trình phát triển của nhiều quốc gia
là mối quan hệ hữu cơ giữa kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội
dân sự. Theo đó, xã hội dân sự được cộng đồng quốc tế rất quan tâm, coi đó là
một nhân tố của xã hội hiện đại, một tiêu chí đánh giá trình độ phát triển của
chế độ xã hội ở một quốc gia. Nhiều văn kiện của các tổ chức quốc tế và khu vực
đã có các quy định về quyền con người, về xã hội dân sự, tổ chức “xã hội dân
sự”. Nhiều tổ chức “xã hội dân sự” đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; bảo đảm thực thi dân chủ, nhân quyền; góp
phần tích cực vào thúc đẩy dân chủ hóa và xây dựng nhà nước pháp quyền, phát
triển các lĩnh vực giáo dục, y tế, v.v.
Ở
Việt Nam, quyền con người, quyền công dân là thành quả cách mạng được thể chế
hóa và phát huy trên thực tế. Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là sự kế thừa, phát triển những
giá trị quyền con người, quyền công dân của nhân loại trong thời đại mới. Trong
các bản Hiến pháp (năm 1946, 1959, 1980, 1992 và 2013) đều thể hiện rõ bản chất
của chế độ ta là tôn trọng và bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; là
chế độ dân chủ do nhân dân làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam đã quy định các điều kiện cụ thể để thành lập, hoạt động của
tổ chức xã hội dân sự. Trên thực tế, bên cạnh các tổ chức chính trị, đoàn thể
quần chúng, nhiều hội, tổ chức phi chính phủ đã và đang được thành lập theo quy
định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, hoạt động công khai, hợp pháp, mang
lại những lợi ích đáng kể cho xã hội và cộng đồng. Tuy nhiên, vẫn còn các hội,
tổ chức quần chúng tự phát thành lập, không có tư cách pháp nhân, mang tính
hình thức, chạy theo lợi nhuận kinh tế đơn thuần, hoạt động tùy tiện, kém hiệu
quả, không phát huy được vai trò đại diện cho lợi ích của hội viên; cá biệt còn
một số tổ chức có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, gây phương hại đến an ninh
quốc gia, buộc các cơ quan chức năng phải chấn chỉnh, xử lý. Lợi dụng điều này,
các thế lực thù địch đã xuyên tạc, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân
quyền. Đó là sự đơm đặt vô căn cứ, mang nặng tính thù địch.
“Xã
hội dân sự” trá hình - tiền đề của chế độ đa nguyên, đa đảng
Thực
tế cho thấy, ngay từ ý tưởng cho đến quá trình thành lập và hoạt động, do tính
chất nhạy cảm về chính trị - xã hội, nhiều tổ chức đã trượt khỏi bản chất, hình
ảnh tích cực của xã hội dân sự đích thực, trở thành công cụ để các thế lực thù
địch lợi dụng chống phá chế độ. Các tổ chức núp bóng “xã hội dân sự” này thường
trá hình dưới danh nghĩa bảo vệ “dân chủ”, “nhân quyền”, nhằm hướng lái vào phê
phán vai trò lãnh đạo của Đảng, họ cho rằng: chế độ độc đảng là “độc tài toàn
trị”, là nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, sai lầm, v.v. Các thế lực thù địch còn
tìm cách thao túng, lôi kéo, chi phối tổ chức “xã hội dân sự” cho mục tiêu của
mình. Nhìn chung, các hoạt động chống phá dựa trên công cụ là tổ chức “xã hội
dân sự” trá hình mà họ thường sử dụng, tập trung vào các thủ đoạn chủ yếu sau:
Một là, đề cao vai trò “phản biện xã hội” của các tổ chức giả danh “xã hội dân
sự”, hướng lái hoạt động của các tổ chức này dần đối lập về tư tưởng chính trị
với Nhà nước ta. Hai là, thúc đẩy xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước, các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp. Một số tổ chức
“xã hội dân sự” không đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và nhân dân
lao động; hướng lái mục tiêu hoạt động nhằm phục vụ lợi ích của một số nhóm người,
đối lập với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Ba là, lợi dụng chiêu bài “dân chủ”,
“nhân quyền” để hướng lái các tổ chức “xã hội dân sự” vào các hoạt động trái
với tôn chỉ, mục đích, vi phạm pháp luật. Bốn là, gia tăng các hoạt động móc
nối, liên kết, hậu thuẫn cho những người “bất đồng chính kiến” trong nước hoạt
động theo khuynh hướng “độc lập”, hình thành “xã hội dân sự” trái pháp luật,
chống Nhà nước, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức chính trị đối lập,
thiết lập chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập nhằm tiến tới mục tiêu
thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Cùng với đó, họ mượn cớ “phản biện
xã hội”, “kiểm soát quyền lực”, nhân danh “dân chủ”, “nhân quyền” để mị dân
bằng các hoạt động xây dựng quan hệ thương mại và phát triển,... gây phương hại
đến an ninh quốc gia.
Sử
dụng công cụ tổ chức “xã hội dân sự” và chiêu bài “đa nguyên chính trị” làm mũi
nhọn chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng
Với
“yêu sách”, đòi mở rộng quyền tự do, dân chủ vô chính phủ ở các nước xã hội chủ
nghĩa, chống lại nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện chế độ đa đảng và
các tổ chức chính trị đối lập, các thế lực thù địch đã, đang thực hiện mưu đồ
thủ tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Gần đây, họ tập trung tuyên truyền luận điệu: độc quyền, thủ tiêu dân
chủ là nguyên nhân của những sai lầm và yếu kém trong quản lý nhà nước, quản lý
xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Họ tăng cường tập hợp lực
lượng, thành lập các tổ chức, “đảng phái chính trị” đối lập với Đảng Cộng sản
Việt Nam, như: “Đảng Dân chủ của thế kỷ XXI”, “Thanh niên dân chủ Sơn Hà”,
“Liên đảng Lạc Hồng”, “Đảng Thăng tiến Việt Nam”,... với mưu đồ tác động, thiết
lập chế độ đa nguyên, đa đảng, chuẩn bị điều kiện và tiền đề cho sự thay đổi
thể chế chính trị ở Việt Nam.
Thời
gian tới, các thế lực thù địch tiếp tục núp bóng tổ chức “xã hội dân sự” trá
hình làm công cụ quan trọng để chống phá Đảng, Nhà nước ta, với các hướng: Một
là, gia tăng hoạt động truyền bá “xã hội dân sự” nhằm gây áp lực xã hội đối với
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; làm tiền đề
cho sự ra đời, phát triển của các tổ chức “xã hội dân sự” trá hình ở Việt Nam.
Hai là, tiếp tục tác động, can thiệp vào vấn đề “dân chủ“ “nhân quyền”, coi đó
như động lực để thúc đẩy sự phát triển của “xã hội dân sự” trá hình. Ba là, tập
trung tuyên truyền, tác động để phá hoại nội bộ, thúc đẩy quá trình suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
một bộ phận cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhằm gây dựng, phát triển
lực lượng cho các tổ chức “xã hội dân sự” chính trị đối lập. Bốn là, gia tăng
tác động nhằm chuyển hóa các tổ chức xã hội dân sự đích thực ở Việt Nam, nhất
là các hội, các tổ chức phi chính phủ trở thành các tổ chức “xã hội dân sự”
theo hướng đối lập với Nhà nước ta. Từ đó, trực tiếp chi phối, khích lệ các
hoạt động chống phá chế độ, đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập.
Năm là, sử dụng các tổ chức “xã hội dân sự” trá hình làm công cụ tuyên truyền,
tác động tư tưởng, kích động, lôi kéo, tập hợp một bộ phận quần chúng nhân dân,
kết hợp với các hoạt động gây mất ổn định chính trị - xã hội nhằm chuẩn bị điều
kiện để phát động các hoạt động gây rối, như: “cách mạng đường phố”, “cách mạng
màu”,... để thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam.
Kiên
quyết đấu tranh với hoạt động thúc đẩy “xã hội dân sự” của các thế lực thù địch
Đấu
tranh ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu trên, triệt tiêu mầm mống của các hoạt động
gây rối, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Do đó, hệ thống
chính trị và toàn xã hội cần thống nhất và nâng cao nhận thức, nhận diện đúng
về “xã hội dân sự”; phân biệt và đánh giá đúng vai trò, vị trí, tầm quan trọng
của các tổ chức xã hội dân sự đích thực; không nhầm lẫn, đánh đồng với các tổ
chức “xã hội dân sự” trá hình. Làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, nâng
cao tinh thần cảnh giác cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; vạch trần âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch trong việc cổ súy, lợi dụng, núp bóng tổ chức
“xã hội dân sự” vào mục đích thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Xây dựng và
phát huy mạnh mẽ “thế trận lòng dân” trong nền quốc phòng toàn dân và nền an
ninh nhân dân; xây dựng và củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và
thế trận an ninh nhân dân; kiên quyết đấu tranh chống âm mưu chiến lược “Diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của
các thế lực thù địch, phản động, chống đối, cơ hội chính trị.
Cùng
với đó, các cơ quan chức năng cần làm tốt công tác nắm tình hình, tham mưu cho
cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, định hướng các tổ chức xã hội
dân sự đích thực tuân thủ và chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức xã hội dân sự phát huy tốt vai
trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, tích cực tham gia xây dựng Đảng,
Nhà nước và hệ thống chính trị, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; thường
xuyên đề cao cảnh giác trước âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù
địch, không để bị tác động, lôi kéo, kiên quyết bảo vệ Đảng, không chấp nhận đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đóng góp tích cực vào những thành tựu chung
của đất nước trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế./.
Đăng nhận xét