Mơ hồ, mất cảnh giác tất yếu sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”. Trò “ru ngủ tình thần cảnh giác” của các thế lực thù địch là thủ đoạn chống phá hết sức tỉnh vị, thâm độc, chúng ta không thể xem nhẹ, phải luôn nêu cao cảnh giác, nhận diện đúng và kiên quyết, kiên trì đấu tranh để giành thắng lợi trong cuộc chiến không tiếng súng đầy cam go này.
Để “ru ngủ tinh thần
cảnh giác”, các thế lực chống phá xác định đánh vào lòng người là mục tiêu chủ
yếu trong các thủ đoạn, chiêu trò của chúng. Thực hiện mục tiêu đó, họ sử dụng
các cách thức tác động tâm lý xã hội, đánh vào tâm lý, tinh thần bằng những thủ
đoạn tinh vi làm chuyển hóa đối phương ở mọi lúc, mọi nơi, điều khiển ý chí và
hành động, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ trên tất cả các lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Trên lĩnh vực tư
tưởng, lý luận, để thực hiện âm mưu làm biến chất xã hội, mục ruỗng lý tưởng,
tiến tới phá sập hệ tư tưởng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, họ âm thầm gieo
trồng những tư tưởng phản động; thao túng nhận thức, tình cảm của cán bộ, đảng
viên và nhân dân, dẫn đến “tự diễn biến”, đổi màu, đổi hướng, gây tâm trạng
hoài nghi về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thiếu niềm tin vào
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Thủ đoạn mà các thế lực thù địch
thường sử dụng là: cắt xén hoặc chắp ghép các vấn đề lý luận theo kiểu “râu ông
nọ cắm cầm bà kia” để xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin. Thực chất là
họ cố tỉnh lảng tránh tiếp cận vấn đề lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin theo một chỉnh
thể thống nhất không thể phủ nhận. Cùng với đó, họ sử dụng nhiều chiêu trò gây
hỗn loạn về lý luận, tư tưởng, làm mờ đi hệ tư tưởng chính trị tạo ra sự ngộ
nhận rằng, dường như không có vấn đề đấu tranh giai cấp, bạn - thủ. Trên thực
tế, những chiêu trò trên ít, nhiều đã phát huy tác dụng. Dễ nhận thấy, giữa lúc
“diễn biến hòa bình” đang được các thế lực thù địch đầy mạnh, với những biến
tướng muôn hình vạn trạng hết sức nguy hiểm, thì nhiều người lại mơ hồ, mất
cảnh giác khi cho rằng “diễn biến hòa bình" chỉ là sự tưởng tượng của
những người cộng sản. Sẽ rất nguy hại nếu để các tư tưởng này lớn dần trong xã
hội. Vì vậy, phải hết sức cảnh giác với thủ đoạn “ru ngủ tình thần cảnh
giác" của các thế lực thù địch.
Lợi dụng sự hội nhập,
giao thoa văn hóa, các thế lực chống phá cũng đang tiêm những “liều thuốc an
thần văn hóa” cho xã hội ta bằng nhiều hình thức, nhiều con đường nhằm truyền
bá văn hóa phản động, độc hại trong xã hội, làm băng hoại những giá trị văn hoá
truyền thống, xã hội chủ nghĩa dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Họ thông qua con
đường nghiên cứu, hội thảo khoa học để tạo diễn đàn cho các phần tử, những tri
thức có tư tưởng bất mãn, cơ hội, chống đối; biến họ từ cái loa tuyên truyền
đắc lực thành "lực lượng chống đối từ bên trong" rất nguy hiểm. Chúng
còn lật lại lịch sử của dân tộc, phán xét bằng những lời lẽ thiếu khách quan,
xuyên tạc, bóp méo sự thật. Thoạt nghe có vẻ chính đáng nhưng sự thật chỉ phục
vụ mưu đồ của các thế lực phản động, thiếu thiện chỉ nhằm chia rẽ khối đại đoàn
kết toàn dân tộc, gieo rắc sự hoài nghi đối với lịch sử đất nước từ khi có Đảng
lãnh đạo.
Lĩnh vực kinh tế là
nơi các thế lực chống phá “bỏ bùa mê” nhiều người với những chiêu trò rất bài
bản. Bấu víu vào những biến đổi thích nghi của một số nước tư bản phát triển và
nhìn những khuyết điểm, yếu kém của nền kinh tế nước ta bằng con mắt phiến
diện, thiếu thiện chí, họ tập trung tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận, đòi xem
xét lại những tư tưởng kinh tế cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chi Minh, đường lối, quan điểm kinh tế của Đảng ta; đồng thời, thúc đẩy sự phát
triển các yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nền kinh tế nước ta. Nguy hiểm
hơn, khi điều đó được thực hiện thông qua con đường đào tạo cán bộ cho đất
nước, đội ngũ chuyên gia nước ngoài làm công tác nghiên cứu, giảng dạy trong
nước. Họ cũng đẩy mạnh các hoạt động viện trợ, đầu tư, liên doanh, liên kết hết
sức tinh vi nhằm từng bước đổi màu cơ sở kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa ở
nước ta. Nhiều người không biết rằng, đằng sau các hoạt động đầu tư, viện trợ,
các thế lực thù địch luôn đặt ra những điều kiện ràng buộc, gây sức ép về chính
trị, cố tình tạo sự phát triển mất cân đối của nền kinh tế quốc dân; tạo ra tâm
lý hưởng thụ, lối sống thực dụng lấn át nền tảng tinh thần xã hội chủ nghĩa
trong xã hội để từng bước chuyển hóa nền kinh tế nước ta theo quỹ đạo của chủ
nghĩa tư bản. Tất cả những chiêu trò ấy càng tăng thêm sự nguy hiểm khi chúng
núp dưới vẻ bề ngoài “tự do hóa”, hợp tác cùng phát triển để xóa nhòa ranh giới
đối tác, đối tượng.
Trên lĩnh vực giáo
dục, nếu như bề nổi của sự chống phá là những xuyên tạc, bóp méo đường lối lãnh
đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước về giáo dục, đào tạo; triệt để khai thác
một số yếu kém trong giáo dục, đào tạo,... thì sự nguy hiểm nằm ở phần chìm, sự
lập lờ đúng sai, có chiến lược bài bản trong các chiêu trò chống phá của các
thế lực thù địch trong lĩnh vực này. Họ âm mưu “đổi màu” thế hệ trẻ bằng con
đường giáo dục, đào tạo với những thủ đoạn vô cùng tinh vi. Chẳng hạn như: lợi
dụng chủ trương cải cách, đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của
Đảng, Nhà nước ta, họ tạo dư luận để gây sức ép cắt giảm chương trình, nội dung
giáo dục chính trị, tư tưởng, lịch sử trong các cấp học; lợi dụng chính sách mở
cửa, hội nhập, du học để tiêm nhiễm những tư tưởng sùng ngoại, bài nội, làm cho
thế hệ trẻ bị mất phương hưởng, bị kích động, phai nhạt lý tưởng của Đảng, đi
theo con đường phản nước, hại dân, v.v. Điều này nếu không nhận diện, đánh giá
đúng mức độ nguy hiểm cả trước mắt và lâu dài sẽ để lại những hệ lụy khôn
lường.
Cùng với đó, các khẩu
hiệu “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền” vẫn được các thế lực chống đối phô trương
lên khắp nơi bằng những mỹ từ bóng bẩy với lý tưởng mang tính nhân văn cao đẹp
để che đậy các mưu đồ chính trị đen tối, đánh lừa nhận thức của người dân, kích
động, lôi kéo, tập hợp lực lượng chống phá Đảng, Nhà nước ta. Để đánh lạc
hướng, các thế lực chống phá thường trộn lẫn thông tin thật - giả, đúng - sai,
đưa người đọc đi vào ma trận thông tin trên không gian mạng với những cái bẫy
đã giương sẵn, được dẫn dắt bởi những bình luận, chia sẻ “chim mồi” kích động,
kèm theo đó là những phân tích, bình luận mang nặng tính suy diễn chủ quan,
phiến diện, mập mờ càng gây nhiễu thông tin, gây tâm lý hoang mang, hoài nghi
cho người đọc. Nguy hiểm hơn, sự phát tán thông tin hỗn độn, sai lệch như thế
làm cho nhiều người mất niềm tin, tẩy chay cả những thông tin tốt đẹp, hoài
nghi với cả những thông tin chính thống, sự thật. Nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ
bị dẫn dắt, đánh lừa, ru ngủ, làm cho chúng ta mất cảnh giác, không nhận ra
rằng mình đang “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Để phục vụ cho mưu đồ
đẩy mạnh các hoạt động chống đối tại chỗ, tạo cớ can thiệp từ bên ngoài, các
thế lực thù địch ra sức xây dựng lực lượng chống đối trong nước thông qua việc
thành lập các hội, đoàn, nhóm lấy danh nghĩa là đại diện cho các nhóm xã hội
khác nhau, như: “nhóm tuổi trẻ yêu nước”, “hội dân oan”, “hội cựu tù nhân lương
tâm”, ‘mạng lưới nhân quyền Việt Nam”, “Người Thượng vì công lý”,... thúc đẩy
cái gọi là “xã hội dân sự”, tạo ra con đường để hình thành các tổ chức, lực
lượng chính trị đối lập với Đảng Cộng sản Việt Nam một cách công khai, hợp
pháp, tiến dần tới các cuộc bạo loạn lật đổ theo hướng “cách mạng màu”, “cách
mạng đường phố”. Chúng bỏ “bùa mê” quần chúng bằng nhiều thủ đoạn. Một mặt,
chúng núp dưới danh nghĩa “hiến kế”, “chống tham nhũng”, “góp ý kiến xây
dựng”.... để hòng lũng đoạn chính sách; mặt khác, họ ra sức tập hợp quần chúng,
kích động tâm lý đám đông, tổ chức người dân tụ tập, tuần hành, biểu tình, “bất
tuân dân sự”, gây mất ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo
ra các “điểm nóng”, bất ổn để tạo có can thiệp từ bên ngoài. Để lôi kéo nhiều
người tin theo, họ sử dụng khá hiệu quả các chiêu trò mị dân, lừa gạt, nhân
danh đại diện lợi ích của các nhóm xã hội, triệt để lợi dụng sự thiếu hiểu
biết, nhẹ dạ của người dân và có sự móc nối, câu kết chặt chẽ với nhiều tổ chức
quốc tế thường xuyên có hoạt động chống phá Việt Nam, như: Việt Tân, RSF (Phóng
viên không biên giới), Al (Ân xá quốc tế), v.v. Nhiều người đã nhẹ dạ, cả tin
theo chúng và chỉ khi đã vướng vào vòng lao lý mới thực sự nhận rõ bộ mặt “rắn
độc” của chúng. Lẽ dĩ nhiên, hậu quả của việc mất cảnh giác trong đấu tranh
chống “diễn biến hòa bình” không chỉ dừng lại ở việc trả giá của mỗi cá nhân
hay nhóm xã hội mà liên quan đến sự tồn vong của chế độ, quốc gia, dân tộc.
Có nhiều việc phải làm
để khắc phục tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước những âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các thế lực thù địch, phản động. Nhưng trước hết, phải bắt
đầu từ việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính
quyền trong uốn nắn những lệch lạc, đấu tranh ngăn chặn kịp thời những biểu
hiện chủ quan, lơ là, mất cảnh giác ngay từ cơ sở. Chú trọng nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ
nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tình hình nhiệm vụ, hiểu rõ âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động; thấy rõ sự nguy hiểm, khôn
lường của tình trạng chủ quan, lơ là, mất cảnh giác của một bộ phận cán bộ,
đảng viên và nhân dân hiện nay. Qua đó, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ
chức đảng, từng cán bộ, đảng viên và nhân dân đấu tranh phòng, chống “diễn biến
hòa bình” ngay trên lĩnh vực, ngành mình công tác, trong mỗi tổ chức mà mình là
thành viên.
Trong cuộc sống đời
thường, người ta thường dễ mất cảnh giác hơn. Đó cũng là lúc những mầm mống của
sự phá hoại âm thầm này nở, chờ đợi thời cơ bùng phát. Do đó, phòng, chống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa” trước các quan điểm sai trái của các thế lực thù
địch cho cán bộ, đảng viên và nhân dân phải được tiến hành thường xuyên, hiệu
quả. Mỗi người cần chú trọng trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, nâng cao
khả năng tự "miễn dịch" trước các luận điệu chống phá. Nắm vững và
chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong tiếp cận, khai thác thông
tin, nhất là Luật tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Bộ Quy tắc ứng xử trên
mạng xã hội, v.v. Mỗi cán bộ, đảng viên phải đề cao tính đấu tranh tự phê bình
và phê bình, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”, phát huy trách nhiệm nêu gương
trong chấp hành Điều lệ và các quy định của Đảng, của cơ quan, đơn vị thận
trọng trong phát ngôn, chia sẻ, bình luận, nhận định, đánh giá các vấn đề trên
mạng xã hội. Đó cũng là cách lấy “xây” để “chống”, tỉnh táo để thoát khỏi “mê
cung” thông tin, luôn đề cao tính thần cảnh giác để tránh rơi vào cạm bẫy “ru
ngủ” của các thế lực thù địch.
St
Đăng nhận xét